09/01/2019 10:01 GMT+7

Kinh tế Indonesia sẽ đứng thứ tư thế giới vào năm 2030

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - 7/10 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2030 sẽ là các thị trường đang nổi hiện tại, trong đó cả kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đứng thứ nhất và hai. Đáng chú ý là Indonesia sẽ chỉ đứng sau Mỹ.

Kinh tế Indonesia sẽ đứng thứ tư thế giới vào năm 2030 - Ảnh 1.

Bên trong một nhà máy sản xuất xe tải hạng ở Sơn Đông, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Dự báo được tổ chức tài chính Standard Chartered đưa ra dựa trên đánh giá GDP của các nước về dài hạn, theo hãng tin Bloomberg ngày 9-1.

Theo đó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới sau 10 năm nữa, với GDP danh nghĩa vượt  64.000 tỉ USD, còn Ấn Độ vượt Mỹ đứng ở vị trí thứ hai (GDP danh nghĩa 46.300 tỉ USD) trong khi Mỹ lùi về vị trí thứ ba (31.000 tỉ USD).

Tuy nhiên, trong khi tăng trưởng của Ấn Độ sẽ tăng tốc lên 7,8% trong những năm 2020 thì tăng trưởng của Trung Quốc giảm còn 5% do kinh tế suy giảm.

Một nền kinh tế châu Á khác là Indonesia được dự đoán sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, có GDP danh nghĩa đạt hơn 10.000 tỉ USD. Trong khi đó Nhật Bản với GDP danh nghĩa vào khoảng 7.200 tỉ USD đứng ở vị trí thứ chín.

Đóng góp của châu Á vào GDP toàn cầu tăng từ 20% năm 2010 lên 28% vào 2018 và dự kiến tăng lên 35% vào 2030, tức tương đương GDP của cả khu vực đồng euro và Mỹ cộng lại.

Các nền kinh tế top 10 khác sẽ bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Ai Cập, Nga, Đức.

"Dự báo tăng trưởng dài hạn của chúng tôi dựa trên một nguyên tắc chủ chốt: đóng góp của các quốc gia vào GDP thế giới cuối cùng sẽ quy về đóng góp của các nước này đối với dân số thế giới. Điều này là do sự hội tụ GDP trên đầu người giữa các nền kinh tế đã và đang phát triển" - nhà kinh tế David Mann của Standard Chartered nhận định về mối tương quan giữa dân số và GDP của các nước.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy các nước đang phát triển sẽ phải đối mặt với sức ép đảm bảo tăng trưởng trong thời gian tới trong khi nhiều nước khác cũng buộc phải cải tổ và vực dậy sản xuất.

Trong khi đó, tầng lớp trung lưu sẽ chiếm phần lớn dân số do quá trình đô thị hoá và giáo dục. Sự gia tăng tầng lớp trung lưu sẽ là cứu cánh bù đắp sự lão hoá dân số của các nền kinh tế, bao gồm cả Trung Quốc.

10 nguy cơ địa-chính trị đe dọa kinh tế thế giới Ấn Độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới Mô hình thanh toán trực tuyến hỗ trợ tích cực kinh tế thế giới
TRẦN PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên