TTCT - Tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm 2024 tốt hơn so với kỳ vọng nhưng vẫn còn nhiều mối lo trước mắt. Kinh tế sáu tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc nhưng cũng còn nhiều gam màu tối. Ảnh: AFPThống kê các chỉ số sáu tháng đầu năm khá thú vị và đáng ngạc nhiên với các con số vượt kỳ vọng: Mức tăng trưởng xấp xỉ 6,5%, cao hơn so với mục tiêu đề ra 5,5-6%. Ngạc nhiên là vì các điều kiện liên quan đến thị trường hay sức mua trước đấy đều cho ra một dự báo bi quan hơn thực tế. Điều gì đã xảy ra?Một vấn đề thống kêCon số lạc quan trước hết có lẽ phải đặt trong bối cảnh tỉ lệ tăng trưởng nửa đầu năm 2023 chỉ là 3,72%, tức một mức cơ sở thấp nếu so sánh với cùng kỳ năm nay. Giả sử sáu tháng đầu năm 2023 mức tăng trưởng là 6% thì con số tuyệt đối đạt được năm nay quy ra điểm phần trăm không còn là 6,42%, mà chỉ là 4,1%. Đấy là lý do chỉ tiêu cả năm 2024 vẫn giữ nguyên kỳ vọng là khoảng 6-6,5%. Hơi rắc rối về mặt thống kê một chút nhưng cần xét kỹ để thấy một phần bản chất của các con số tăng trưởng.Kết quả sáu tháng đầu năm nay cũng là nhờ tăng trưởng của quý 2, khi chỉ số của quý này là gần 7% (vẫn phải nhắc lại, trên cơ sở mức cùng kỳ năm ngoái chỉ là 4,14%). Điều này phản ánh đúng tình hình thị trường xuất khẩu khi trong quý 2, sau đợt điều chỉnh giảm tồn kho từ cuối năm 2023 hoặc kết thúc năm tài chính của một số khách hàng xuất khẩu chủ yếu (tháng 3 với Nhật Bản), đơn hàng có xu hướng phục hồi để bù đắp tồn kho nhiều hơn là do nhu cầu gia tăng của thị trường.Rồi còn những may mắn ngoài dự báo, như trong lĩnh vực nông sản, bao gồm trái cây cho thị trường Trung Quốc, điển hình là sầu riêng và tình trạng hồ tiêu, cà phê giữ được giá cao kỷ lục một thời gian dài. Cũng có những nỗ lực bảo đảm doanh thu, chấp nhận giảm giá, như ở ngành dệt may khi đối thủ cạnh tranh Bangladesh có những biến động bất lợi do mất ổn định khi nghiệp đoàn và giới chủ căng thẳng vì mức tiền công tối thiểu mới, đơn hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam do đó tăng trở lại.Những điều chưa thể lạc quan Trước hết, dù đã có những nỗ lực mạnh mẽ từ phía Chính phủ, mục tiêu cải thiện đáng kể môi trường đầu tư chưa thể coi là đáp ứng được kỳ vọng.Việc để xảy ra cúp điện trên diện rộng - áp dụng cho cả các khu công nghiệp như năm rồi - rõ ràng là khó thể chấp nhận với giới đầu tư, để lại những hệ lụy lập tức và rõ ràng với lòng tin và cả kế hoạch thu hút đầu tư trong tương lai. Đấy là lý do quan trọng khiến năm nay người đứng đầu Chính phủ dồn phần nhiều công sức để đường dây 500KV nhánh 3 phải đóng điện đúng kỳ hạn - một nỗ lực rất cần thiết và kịp thời. Năm nay, nếu còn thiếu điện, hậu quả e là khôn lường - với các ngành công nghiệp và triển vọng đầu tư mới. (Đáng lưu ý, ngành điện cũng đang là ngành có nhiều vấn đề - nếu dựa trên các thông báo về tình hình kỷ luật công chức).Trong lĩnh vực FDI, thực tế cần thừa nhận là kỳ vọng về đại bàng cũ mở thêm tổ mới và đại bàng mới hạ cánh đã không thành hiện thực. Chính phủ dường như chấp nhận đánh đổi giữa nhân nhượng có giới hạn về ưu đãi cho nhà đầu tư và chính sách phúc lợi xã hội buộc phải thực thi như tăng lương tối thiểu, hay quan trọng không kém là thực thi quy định áp thuế tối thiểu toàn cầu.Đã xuất hiện thông tin Samsung có thể dịch chuyển một dây chuyền sang Ấn Độ. Thông tin chính thức từ Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết LG đã quyết định không triển khai một dự án lớn ở Việt Nam, trị giá 5 tỉ USD ("Lý do đại bàng công nghệ đến Việt Nam rồi chọn đầu tư nơi khác", vietnambiz.vn 6-7). Gần hơn, ở Khu công nghệ cao SHTP TP.HCM, Intel đã từ bỏ kế hoạch mở rộng nhà máy kiểm định và đóng gói chip. Đây cần được coi là những nỗi thất vọng lớn. Một phần, chúng ta không giữ chân được họ, phần khác, chúng ta chưa đón được ai đến thay thế.Kỳ vọng về làn sóng dịch chuyển đầu tư - được truyền thông rầm rộ hai năm nay - đã không thành hiện thực như mong muốn. Thực tế là cũng có một làn sóng thật nhưng là làn sóng những công ty Trung Quốc vừa và nhỏ, qua đón đầu đại bàng dịch chuyển từ đại lục, hoặc thực dụng hơn, tránh thuế suất cao vào thị trường Mỹ.Việc tăng tốc giải ngân đầu tư công có thể coi là hợp phần chính tạo nên chỉ số tăng trưởng 6,42% ở trên. Tuy nhiên, gam màu chung vẫn chưa thực sự sáng sủa lắm, một ví dụ là khi nhìn vào tiến độ giải phóng mặt bằng của hai đầu tàu kinh tế khu vực Đông Nam Bộ. Phải dùng từ ngán ngẩm cho Đồng Nai, địa phương đồng chủ trì cho cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.Trong khi phía bên kia, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhà thầu thi công cam kết sẽ về đích trước tám tháng, thì phía bên này, Đồng Nai vẫn đang quyết tâm chiến dịch ra quân 30 ngày để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng… đúng hẹn.Ngay cả với dự án đường trục trung tâm của TP Biên Hòa, đã hơn nửa năm mặt bằng vẫn chưa được bàn giao để thi công bởi còn vướng… một hộ. (Nguyên văn lời bí thư Thành ủy Biên Hòa: "Từ Tết đến giờ giải phóng mặt bằng một hộ dân chưa xong là có sự đùn đẩy trách nhiệm", baodongnai.com.vn 8-7).Một ví dụ khác là câu chuyện cây cầu Phước Khánh trên cao tốc Bến Lức - Long Thành. Cây cầu xây bằng vốn ODA Nhật Bản này còn khoảng 20% khối lượng thi công thì phải thay đổi nhà thầu do vướng mắc chính sách. Nhà thầu nào làm tiếp, do là vốn ODA của Nhật, phải là nhà thầu Nhật. Hơn một năm rưỡi rồi danh sách đấu thầu vẫn không có công ty Nhật nào tham gia. Thế là cây cầu huyết mạch cho cao tốc có lẽ là trọng điểm nhất của cả miền Nam, điểm thi công duy nhất gần hai năm qua, đứng hình. ("Phước Khánh - cầu cao nhất nước đình trệ, chờ nhà thầu giải cứu", tuoitre.vn 28-5).Nhắc tới ODA, không thể quên câu chuyện đã trở thành kinh điển ở Malaysia khi quốc gia này ra khỏi danh sách những nước được vay vốn ODA ưu đãi. Thủ tướng khi đó, Mahathir Mohamad - người kiến tạo nước Malaysia hiện đại - tuyên bố: "Đây là ngày độc lập thứ hai của quốc gia chúng ta". ODA đã mang tới những lợi ích nhất định cho Việt Nam, nhưng với nhu cầu hạ tầng của một nền kinh tế đang phát triển 6-7%/năm, đó nhiều khi không còn là phương án tối ưu nữa.■ Ngoài hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, sắp tới giấc mơ đường sắt cao tốc có thể bắt đầu được hiện thực hóa bằng một nguồn vốn khác, có thể rẻ và dễ hơn nhưng cũng như ODA, sẽ luôn có hai mặt và đi kèm những vấn đề phải xử lý. Đối tác thương mại lớn và mật thiết nhất của Việt Nam, Trung Quốc, đang khủng hoảng thừa - từ tồn kho nguyên vật liệu (cụ thể và ảnh hưởng sát sườn nhất đến Việt Nam là sản phẩm thép) đến năng lực sản xuất và thứ các quốc gia lân bang đang thiếu và cần nhất: vốn. Phía bên kia đại dương, một đối tác mật thiết khác, Hoa Kỳ, đang làm mọi cách để mua từ Trung Quốc càng ít càng tốt. Trong bối cảnh đấy vẫn là một cơ hội tăng trưởng rõ ràng cần được tận dụng. Tags: 6 tháng đầu nămTăng trưởng kinh tếDoanh nghiệp Việt NamMức tăng trưởngThị trường xuất khẩu
Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận CÔNG TRUNG 24/01/2025 Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay).
Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng: Quẫn trí, suy sụp nhưng muốn cám ơn cả xã hội đã quan tâm THÁI BÁ DŨNG 25/01/2025 Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng nói tới thời điểm này, cả gia đình vẫn không ai tưởng tượng lại được quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ như vậy.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Ùn ứ trên quốc lộ 1, xe cộ nhích từng chút thành vệt sáng dài giữa đêm NGUYỄN HOÀNG 24/01/2025 Khuya 24-1, tuyến quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) ùn ứ kéo dài, xe cộ khó khăn nhích từng chút một.