Sau đó ông ta… chạy tiếp với một tâm trạng hết sức khoan khoái vì đã trút xong cái “của nợ” đó ra khỏi mồm (hay mõm), còn lại ai dính chấu là do… hên xui thôi!
Mà chuyện này thì cũng đâu có gì lạ, nó trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” rồi, cho nên sau bao năm kinh nghiệm đường trường và bao phen dính “đạn” tui đã đúc kết thành kinh nghiệm quí báu sau:
Dấu hiệu nhận biết đương sự chạy ngoài đường sắp phun nước bọt:
1- Xe đương sự đang chạy bỗng nhiên giảm tốc độ đột ngột (ai có giỏi đụng dzô thì… đền!).
2- Đầu đương sự hơi chếch về phía tay phải hoặc tay trái (tùy theo họ thuận bên nào) một góc khoảng... 46,28 độ!
3- Miệng đương sự bắt đầu chu ra theo phương thẳng đứng với hướng quay đầu, lưu ý, lúc đó mồm đương sự khá bự vì đang ngậm một đống nước bọt.
4- Bắt đầu khai thủy…
5- Kết thúc qui trình phun nước bọt, xe đương sự chạy bình thường.
Cách phản ứng của các nạn nhân bất đắc dĩ
(xui xẻo chạy sau xe “đương sự”) nhằm tránh các trường hợp dính chấu... đáng tiếc có thể xảy ra (chữ “có thể” ở đây lên tới 82,68% lận đó, tỉ lệ này năm ngoái cao hơn, năm nay do người ta làm... gắt nên có giảm đôi chút!):
1- Phán đoán nhanh dấu hiệu số 2 trình bày ở trên, nếu đương sự quay đầu về phía phải thì chúng ta nên chạy xe hướng về phía trái càng nhanh càng tốt, và ngược lại!
2- Giảm tốc độ để hạn chế… thủy lực, vì khoảng cách sẽ giúp bù lại lực tác động của nước… dãi dính vào mặt.
3- Thường xuyên mang áo mưa và đeo khẩu trang tại những đoạn đường có tỉ lệ phun nước bọt cao: 4 vụ trên 100 lượt xe!
4- Mang theo sữa rửa mặt Biore (18.000đ/chai) hay ôxy (34.000đ/chai, mùi này cũng thơm) để đề phòng nếu lỡ dính “đạn” thì tấp vào trường học, hay cơ quan gần nhất để… rửa mặt.
5- Mang theo khăn mùi-soa để lau chùi nếu thấy cần thiết!
Hỏi đáp:
Hỏi: Nếu dính “thủy đạn” ta phải làm sao?
- Trường hợp dính ở mặt:
Không được mở miệng, vì lỡ cái lưỡi dài quá nó liếm ra ngoài, dính vào vùng da bị “tổn thương” thì sao!
- Trường hợp dính ở tay:
Không được đưa tay quệt lên mặt hay bất cứ chỗ nào khác trên thân thể nhằm tránh “lây lan”!
- Trường hợp dính “thủy đạn” ngay... miệng (đây là trường hợp nặng nhất và... phức tạp nhất!):
Giữ nguyên “hiện trường”, tuyệt đối không nuốt nước bọt có sẵn trong miệng vào trong, tìm chỗ thích hợp như hố ga chẳng hạn, xi-nhan đèn xe, từ từ tấp xe vào lề, cúi người xuống hướng hố ga 120 độ, phun ra, sau đó ngậm miệng kỹ, chạy về nhà... súc miệng bằng kem đánh răng cẩn thận.
Hỏi: Tui có thể kiện người phun “thủy đạn” đòi bồi thường không?
Đáp: - Vấn đề này hiện còn đang được bàn cãi ở tận... đâu đâu. Hiện nay, chỉ khi nào bị người khác làm tổnthương trên 10% thì mới bị khởi tố (hình như là vậy phải hông?!), còn“thủy đạn” cũng gây tổn thương,nhưng là tổn thương... dzô hình nên chưa được xếp vào danh sách... kiện tụng này!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận