14/10/2004 13:21 GMT+7

Kiến trúc Pháp ở Cấm Thành: sử dụng như thế nào?

Theo Thể thao và Văn hóa
Theo Thể thao và Văn hóa

Khi Cấm Thành mở cửa, nhiều người rất ngạc nhiên nhìn thấy trong đó những công trình kiến trúc theo kiểu Pháp được xây dựng khá quy mô, cầu kỳ, và đã trên dưới 100 năm tuổi. Câu hỏi đặt ra với Ban quản lý di tích Thành cổ Hà Nội là, khai thác và sử dụng chúng như thế nào...

SBhfXRB6.jpgPhóng toMFqBoLoE.jpg
Những kiến trúc Pháp trong Thành cổ Hà Nội - Ảnh: ND

69 công trình chưa biết xử lý ra sao

Trong sơ đồ bàn giao thì khu A thành cổ có 69 công trình lớn nhỏ. Ông Phan Duy Thắng, Phó trưởng Ban quản lý di tích Thành cổ Hà Nội cho biết: Tháng 11 tới chúng tôi sẽ được bàn giao thêm khu Cục Nhà trường liền kề, khu này cũng có các khối nhà tầng kiểu Pháp và nhà cấp 4. Đến lúc đó Cấm Thành sẽ được nối thông đến tận Hậu Lâu.

Hiện tại, toàn bộ hồ sơ về từng công trình vẫn nằm ở Ban quản lý dự án thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội. Phải sang năm mới có thể bắt tay vào xây dựng quy hoạch tổng thể cho khu vực này.

Theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, có bốn công trình cần phải giữ lại nguyên trạng làm di tích Cách mạng, đó là nhà D67, Nhà con Rồng, Nhà T78 và nhà Cục tác chiến.

Ông Thắng cho biết:

- Theo tôi, một số nhà cấp 4 mới xây gần đây sẽ phải dỡ bỏ (chúng tôi đã làm dự án rồi), một là vì không phù hợp với khuôn viên của một di tích, hai vì cũng đã xuống cấp nghiêm trọng. Một số kiến trúc kiểu Pháp cũng trong tình trạng như vậy, chúng tôi chưa biết sẽ phải giải quyết ra sao...

Nhìn hai tòa nhà khá đẹp, được xây dựng đăng đối hai bên thềm rồng, tôi nghĩ đến một bài toán khó khăn mà chúng ta sẽ phải giải quyết: giữ cái gì, bỏ cái gì? Bản thân những tòa nhà này (có tuổi trên dưới 100 năm) đều có thể gọi là di tích được rồi. Liệu có thể sử dụng làm Bảo tàng Hà Nội?

Suy nghĩ từ những kiến trúc còn bỏ trống

Nhìn toàn cục, khu vực Thành cổ Hà Nội và di tích Hoàng thành Thăng Long ở hai bên đường Hoàng Diệu đã và đang xuất hiện những tình huống quy hoạch mới. Hội trường Ba Đình sẽ được giữ lại làm di tích. Bảo tàng Lịch sử quân sự đang cân nhắc xem nên đi hay nên ở (trong bối cảnh hiện nay, khả năng "đi" là nhiều hơn).

Nếu "đi" thì toàn bộ những kiến trúc Pháp cũ của bảo tàng này sẽ được trả lại cho khu vực thành cổ. Đây sẽ là một "lưng vốn" kha khá cho TP Hà Nội quy hoạch sử dụng và tận dụng.

Vấn đề không chỉ là tiết kiệm, mà là hạn chế tối đa sự xây mới trên di tích hoặc phá dỡ những kiến trúc từng in những dấu ấn lịch sử nhất định.

Hiện nay, Bộ Văn hóa - Thông tin và Viện Khoa học xã hội đang trình Chính phủ lựa chọn phương án bảo vệ di tích Hoàng thành. Trong đó đại đa số ý kiến đều ngả về phương án 2, tức là lựa chọn trưng bày một số điểm tiêu biểu, đồng thời xây dựng một nhà trưng bày cỡ vừa để bày một số cổ vật tiêu biểu và giới thiệu các thông tin liên quan khác.

Nhà trưng bày đó sẽ xây dựng ở đâu? Không thể và không nên xây đè lên di tích. Vì thế thiết nghĩ, có thể tận dụng di tích Hội trường Ba Đình (ý kiến của KTS Hoàng Phúc Thắng) hoặc các kiến trúc Pháp trong Thành cổ.

Theo Thể thao và Văn hóa
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên