26/11/2018 11:14 GMT+7

Kiên quyết xử lý tham nhũng nhưng vẫn phải đảm bảo quyền con người

TUYẾT MAI
TUYẾT MAI

TTO - Ông Lê Minh Trí - viện trưởng VKSND Tối cao - phát biểu như vậy tại buổi tiếp xúc cử tri quận 5, TP.HCM.

Kiên quyết xử lý tham nhũng nhưng vẫn phải đảm bảo quyền con người - Ảnh 1.

Ông Lê Minh Trí với cử tri quận 5 - Ảnh: TUYẾT MAI

Ngày 26-11, Tổ đại biểu quốc hội đơn vị 4 TP.HCM gồm ông Lê Minh Trí - Viện trưởng VKSND Tối cao, ông Huỳnh Thành Đạt - phó giám đốc Đại học quốc gia TP.HCM, ông Phạm Phú Quốc - phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 5.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri phản ánh nhiều vấn đề người dân quan tâm theo dõi như giáo dục, xử lý tham nhũng, xử lý cán bộ sai phạm và cả những vụ án lớn đang được dư luận quan tâm như vụ Vinasun kiện Grab.

Trả lời bức xúc của cử tri, ông Lê Minh Trí khẳng định cán bộ sai phạm gây hậu quả lớn cho đất nước thì phải xử lý. Việc xử lý cán bộ sai phạm tuy đau nhưng vẫn phải làm, làm để dân tin, để dân đồng thuận với Đảng và Nhà nước. 

Về việc cử tri băn khoăn về thời gian xử lý các cán bộ này kéo dài, viện trưởng Viện KSND Tối cao cho rằng đây là cuộc đấu tranh gay go, phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên Đảng và Nhà nước ta đã làm và đang đẩy mạnh làm, sắp tới sẽ còn tiếp tục xử lý, khởi tố, truy tố nhiều cán bộ sai phạm khác. 

Theo ông Trí, kỳ họp trước của Quốc hội có nhiều phương án xử lý tài sản bất minh được đưa ra thảo luận, có ý kiến cho rằng phải đóng thuế đối với tài sản này, có ý kiến cho rằng cần đưa ra tòa xét xử... Vì vậy Quốc hội quyết định sẽ không đưa nội dung này vào luật phòng chống tham nhũng kỳ này. 

Tuy nhiên, bên cạnh 2 phương án được phê duyệt đó còn có phương án thứ 3 là khi phát hiện tài sản bất minh mà không giải trình được thì chuyển cho cơ quan điều tra xác định đó có phải là tài sản tham nhũng hay không. Nếu có chứng cứ xác định đó là tài sản tham nhũng thì tịch thu theo luật.

Trường hợp trong quá trình điều tra không chứng minh đó là tài sản tham nhũng thì sẽ chuyển sang cơ quan thuế để kiểm tra xem tài sản này có phải thuộc loại trốn thuế hay không, nếu thuộc loại trốn thuế thì thu thuế. 

Ngược lại nếu không thuộc loại trốn thuế thì sẽ tiếp tục xem xét có hành vi sai phạm hành chính không và căn cứ xử lý theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính. Còn nếu sau đó trong quá trình điều tra phát hiện có dấu hiệu tham nhũng thì phục hồi điều tra để xử lý tham nhũng.

"Tài sản có thể là do ông cha để lại hoặc có được do những nguyên do tế nhị không nói được thì không thể tịch thu. Đấu tranh, xử lý tội phạm nhưng phải đảm bảo quyền con người" - ông Lê Minh Trí nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói gì về Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi?

TTO - Trước những ý kiến băn khoăn của dư luận sau khi Quốc hội thông qua Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi), Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga.

TUYẾT MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên