10/06/2020 10:17 GMT+7

Kiến nghị sửa đổi một số quy định về xuất bản

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Điểm chung tại hội thảo "Đánh giá tình hình 7 năm thực hiện Luật xuất bản 2012" tổ chức tại TP.HCM sáng 9-6 là có nhiều tham luận đề xuất cần sửa đổi một số quy định pháp lý về xuất bản, bởi trong thực tế hoạt động đã không còn phù hợp.


Kiến nghị sửa đổi một số quy định về xuất bản - Ảnh 1.

Tuổi Trẻ từng phản ánh một số trang mạo danh tên tuổi các nhà xuất bản và công ty sách để phát hành sách qua mạng xã hội

Chẳng hạn như tại điều 36 Luật xuất bản 2012 về phát hành xuất bản phẩm có quy định "Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm", theo tham luận của Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, quy định này không còn tác dụng gì.

Lý do bởi "những năm gần đây, hoạt động phát hành xuất bản phẩm thông qua môi trường mạng Internet đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh xuất bản phẩm thuê gian hàng trên các trang web để kinh doanh mà không cần phải thuê địa điểm".

Đấy là chưa kể tình hình phát hành sách giả, sách lậu qua mạng, cả việc mạo danh các nhà xuất bản, các công ty sách để đứng tên trên mạng xã hội phát hành sách bất kể đây là hành vi vi phạm pháp luật rành rành...

Trong khi đó, ý kiến từ Công ty Fahasa đề nghị "cần xác định rõ ràng "xuất bản điện tử" và "xuất bản phẩm điện tử" để không gây khó khăn trong việc cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh, như việc các tổ chức, cá nhân muốn đưa xuất bản phẩm lên trang thông tin điện tử, mạng xã hội thì quản lý, cấp phép như thế nào?".

Đây chính là khoảng trống trong Luật xuất bản cần bổ khuyết.

Thậm chí, theo ý kiến từ Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bình Dương, việc định nghĩa như thế nào là xuất bản phẩm cũng chưa ổn.

Theo luật hiện nay, xuất bản phẩm được định nghĩa bao hàm nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là "được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản", như vậy trong thực tế có rất nhiều ấn phẩm "ngoài luồng" tồn tại mà không phải đối tượng của Luật xuất bản.

Ban tổ chức hội thảo gồm đại diện Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và truyền thông ghi nhận các ý kiến và sẽ có điều chỉnh hợp lý.

Mạo danh nhà xuất bản để bán sách Mạo danh nhà xuất bản để bán sách

TTO - Trong khi số lượng bạn đọc chọn mua sách online ngày càng tăng, hiện nay xuất hiện một số trang mạo danh tên tuổi các nhà xuất bản (NXB) và công ty sách để phát hành sách qua mạng xã hội.

LAM ĐIỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên