16/08/2021 07:04 GMT+7

Kiến nghị không bắt công chức TP.HCM khai báo 'di biến động dân cư'

D.N.HÀ
D.N.HÀ

TTO - Sở Giao thông vận tải TP.HCM kiến nghị đến các cơ quan chức năng việc không yêu cầu cán bộ công chức khai báo "di biến động dân cư" tại các chốt kiểm dịch.

Kiến nghị không bắt công chức TP.HCM khai báo di biến động dân cư - Ảnh 1.

Giao thông ùn ứ tại chốt trên đường Phan Đăng Lưu chiều 14-8 vì người dân phải khai báo "di biến động dân cư" - Ảnh: M.H.

Sở Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi đến Bộ Tư lệnh TP, Công an TP và các cơ quan chức năng đề nghị chỉ đạo lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát dịch không bắt buộc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan nhà nước thực hiện việc khai báo "di biến động dân cư" khi lưu thông qua các chốt kiểm soát dịch COVID-19. 

Thay vào đó, chỉ kiểm tra thẻ công chức và bảng phân công công tác. Việc này nhằm giảm mật độ người tập trung tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19 khi khai báo "di biến động dân cư".

Sở này cho biết việc triển khai kiểm soát "di biến động dân cư" tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn TP dẫn đến một số thời điểm tập trung đông người dân tại khu vực chốt, khó đảm bảo yêu cầu khoảng cách tối thiểu theo thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, theo hướng dẫn của UBND TP về thực hiện giãn cách thì cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan nhà nước phải đeo thẻ công chức và bảng phân công công tác để các lực lượng chức năng kiểm tra.

Từ chiều 14-8, Công an TP.HCM đã triển khai ứng dụng "di biến động dân cư", buộc người dân phải khai báo việc di chuyển trong nội thành. Do ứng dụng còn mới, người dân chưa biết nên phải đứng tại các chốt kiểm dịch để khai báo dẫn đến tình trạng ùn ứ giao thông, tập trung đông người tại các chốt kiểm dịch.

Đến ngày 15-8, nhiều chốt kiểm dịch đã tự động ngừng yêu cầu khai báo ứng dụng này đối với người đi đường.

Di biến động - hiện tượng nói gộp trong tiếng Việt Di biến động - hiện tượng nói gộp trong tiếng Việt

TTO - Gần đây, một từ ngữ được sử dụng trong một số văn bản hành chính và trên báo chí là thuật ngữ 'di biến động' gây xôn xao vì nghe có vẻ lạ lẫm.

D.N.HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên