Kiến nghị này được nêu ra tại văn bản góp ý dự thảo nước về sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà Nước.
“Việc tiếp tục cho phép sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỉ lệ tối đa 50% như hiện nay cho đến hết năm 2018 sẽ là nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như của thị trường bất động sản", theo HoREA.
Lý do là thị trường bất động sản là một trong những hộ tiêu dùng lớn nhất của nền kinh tế, sử dụng hàng ngàn sản phẩm của hơn 90 ngành sản xuất, kinh doanh, bất động sản cũng là ngành sản xuất và tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Thực tế lộ trình giảm dần tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra lấy ý kiến đã có sự điều chỉnh.
Trước đó Ngân hàng Nhà nước ấn định lộ trình sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 1-1-2018 giảm về mức 40%.
Việc đưa ra mức 45% cho thấy Ngân hàng Nhà nước dù đặt mục tiêu kiểm soát rủi ro thanh khoản, đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống nhưng cũng đã có tính toán, cân nhắc trên điều kiện thực tế và mức độ tác động đến thị trường, đặc biệt là thị trường bất động sản.
Ngoài ra, Hiệp Hội bất động sản TP.HCM cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện gói chính sách tín dụng nhà ở với quy mô phù hợp để kích cầu tiêu dùng nhà ở, hỗ trợ trực tiếp cho người mua nhà, người thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá bán khoảng 1 tỉ đồng/căn.
Tuy nhiên, theo HoREA, để kiểm soát rủi ro nhằm đảm bảo nguồn vốn tín dụng này được sử dụng đúng mục đích, Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các chủ thể có liên quan đến dự án nhà ở như: chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng, người mua nhà... cùng mở tài khoản giao dịch tại cùng ngân hàng để giám sát, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả dòng tiền.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận