Các tuyến cao tốc hình thành sẽ góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Việc tham mưu này có sự thống nhất của Sở Giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh.
Cụ thể, đề xuất giao UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền kêu gọi đầu tư, triển khai dự án, quản lý, vận hành, khai thác dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài theo hình thức BOT.
Về phần hỗ trợ của Nhà nước, đề xuất sử dụng ngân sách địa phương (của TP.HCM và Tây Ninh) thực hiện giải phóng mặt bằng và một phần chi phí xây lắp.
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, hiện nay, khó khăn chính để triển khai dự án theo tiến độ dự kiến là khâu xác định nguồn vốn vay ODA.
Để vay được các nguồn vốn phải thực hiện theo các quy định của Luật ngân sách, Luật quản lý nợ công, Luật đầu tư… Ngoài ra, phải thông qua Quốc hội, Chủ tịch nước và ký được hiệp định vay.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài qua hai địa phương là TP.HCM và tỉnh Tây Ninh, kết nối với các tuyến vành đai 3, vành đai 4, có vai trò tăng cường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông - Tây, đường Xuyên Á qua cao tốc Phnom Penh Bavet, có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - khu vực Tây Nam Bộ.
Việc đầu tư tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài trong giai đoạn 2021 - 2025 là cần thiết và cấp bách.
Được biết cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đã được Bộ Giao thông vận tải giao Ban quản lý dự án 2 tổ chức nghiên cứu tiền khả thi từ năm 2017 - 2019.
Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng kết quả nghiên cứu với các đặc điểm: Tổng chiều dài tuyến 53,5km, mặt cắt ngang 4 làn xe.
Mức đầu tư khoảng 10.688 tỉ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP) - loại hợp đồng BOT có sự hỗ trợ của Nhà nước (bao gồm vốn đối ứng từ ngân sách và vốn vay ODA).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận