Công việc về tài chính - Ảnh: Internet.
1. Kiểm soát viên tài chính là ai?
hay còn được gọi Financial Controller là những người điều hành và giám sát các hoạt động liên quan đến tài chính, kế toán của công ty. Vị trí này sẽ được xếp vào ban điều hành cấp cao, là những người đứng đầu bộ phận kế toán. Những người này sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo cho các giao dịch về tài chính của công ty diễn ra một cách thuận lợi, các khoản thu chi được báo cáo và liệt kê một cách chính xác và rõ ràng.
Kiểm soát viên tài chính là ai? - Ảnh: Internet.
Vị trí này thường có ở những tập đoàn và công ty lớn còn ở những công ty nhỏ hay công ty startup thì thường không có. Thông thường, đây là vị trí nằm trong ban lãnh đạo của một doanh nghiệp. Họ đảm bảo các giao dịch về tài chính, sổ sách và giấy tờ thu chi cho công ty được ghi chép và lưu trữ một cách đầy đủ và chính xác nhất.
2. Vai trò của kiểm soát viên tài chính trong doanh nghiệp
Vai trò của một chuyên viên kiểm soát tài chính đó là thực hiện công việc một cách trực tiếp và họ chỉ dưới quyền giám đốc tài chính. Công việc của họ nhằm đảm bảo rằng các thông tin quan trọng sẽ được thu thập, báo cáo và phân tích một cách chính xác, đáng tin cậy.
Kiểm soát viên tài chính sẽ đóng vai trò phát triển các chiến lược dựa trên những thách thức từ thị trường đã được dự đoán từ trước hoặc những thay đổi về quy định.
Vai trò của kiểm soát viên trong doanh nghiệp - Ảnh: Internet.
Mục tiêu cuối cùng là cung cấp cho doanh nghiệp các dữ liệu cần thiết để đáp ứng được các mục tiêu về mặt tài chính, dựa trên những khả năng hiện có tại doanh nghiệp và những gì có thể đạt được trong tương lai. Chính vì vậy công việc sẽ liên quan đến việc quản lý, giám sát các hoạt động kế toán và tài chính cho việc tiếp thị, sản xuất, các hoạt động về kiểm soát nội bộ.
3. Mô tả công việc kiểm soát viên tài chính
Công việc kiểm soát viên tài chính cần thực hiện bao gồm những nhiệm vụ sau:
● Báo cáo tình hình tài chính tại doanh nghiệp theo đúng thời hạn được giao.
● Quản lý các giao dịch kế toán và đảm bảo có đầy đủ các thông tin cần thiết, các số liệu rõ ràng cho các hồ sơ.
● Lên kế hoạch chi tiêu, quản lý các khoản ngân sách và tổng hợp thành các bảng số liệu cụ thể.
● Giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến thuế, tài chính, pháp lý,...cùng với các bộ phận khác ở trong công ty.
● Đảm bảo được tính hợp pháp của các báo cáo tài chính.
● Đảm bảo được độ chính xác của các báo cáo tài chính, kế toán ở các phòng, ban, nhóm.
● Điều chỉnh lại thái độ làm việc của cấp dưới khi cần thiết.
● Phát hiện, tiến hành và kiểm tra, chỉnh sửa khi phát hiện các sai sót.
● Phân tích kỹ lưỡng và xác nhận giải ngân cho các kế hoạch cũng như quỹ chung của công ty.
● Quản lý và dự báo về các khoản thu chi.
● Dự báo về ngân sách.
Mô tả công việc kiểm soát viên - Ảnh: Internet.
4. Yêu cầu tuyển dụng chuyên viên kiểm soát tài chính
Khi tuyển dụng chuyên viên kiểm soát tài chính, các công ty thường yêu cầu nhiều khắt khe . Một kiểm soát viên tài chính phải đảm bảo được các yếu tố sau:
4.1 Kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ
Các kiểm soát viên phải trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức nền tảng liên quan đến kinh tế, tài chính,... Điều này được thể hiện không chỉ trên lý thuyết đã học mà còn từ những đúc kết kinh nghiệm trong thực tế.
Chính vì thế, trong quá trình học tập các kiến thức về lý thuyết thì nên phối hợp với việc thực hành thực tế. Bạn có thể có thêm kinh nghiệm khi thực hiện các khóa học có thực tập định kỳ. Khi tham gia các khóa học này bạn sẽ có cơ hội được cọ xát nhiều hơn với công việc và .
Kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ - Ảnh: Internet.
4.2 Kỹ năng tin học văn phòng
Tin học chính là một trong những yếu tố cơ bản nhất cần có để trở thành một kiểm soát viên tài chính chính hiệu. Tin học giúp bổ trợ rất nhiều trong công việc của một kiểm soát viên. Bạn có thể trau dồi kỹ năng này bằng cách tự học ở nhà hoặc tham gia các khóa đào tạo chuyên dụng việc sử dụng máy tính.
Kỹ năng tin học văn phòng - Ảnh: Internet.
4.3 Trình độ ngoại ngữ
Để trở làm tốt công việc này, một yếu tố rất quan trọng cần trang bị đó chính là trình độ ngoại ngữ. Hầu như ở các doanh nghiệp, công ty tuyển dụng đều ưu tiên cho các nhân viên có trình độ tiếng Anh tốt.
Thông thạo tiếng Anh sẽ giúp thực hiện và giải quyết các giao dịch một cách thuận lợi. Tiếng Anh không chỉ vận dụng trong giao tiếp mà còn hỗ trợ nhân viên trong việc đọc và hiểu báo cáo tài chính. Đặc biệt ở các công ty nước ngoài thì đây là tiêu chí cơ bản cần có.
4.4 Kinh nghiệm làm việc
Các công ty hiện nay khi tiến hành tuyển nhân viên thường yêu cầu những người có kinh nghiệm làm việc. Mục đích là để không mất nhiều thời gian đào tạo và có thể tận dụng ngay nguồn nhân lực.
Thông thường, tại các công ty lớn sẽ yêu cầu các ứng viên có kinh nghiệm làm việc từ 3 đến 5 năm. Vì vậy nếu các bạn sinh viên hoặc thực tập sinh có mong muốn đảm nhận vị trí này trong tương lai thì có thể xin vào các công ty vừa và nhỏ để tích lũy kinh nghiệm trước.
5. Lộ trình thăng tiến cơ bản của kiểm soát viên tài chính
Sau khi tốt nghiệp các ngành liên quan đến tài chính, bạn có thể bắt đầu làm việc với vị trí thực tập sinh sau đó làm nhân viên chính thức tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Đó là vị trí chuyên viên phân tích tài chính (Junior Financial Analyst).
Sau khoảng 1 - 2 năm tích lũy kinh nghiệm bạn có thể trở thành chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst). Tại vị trí này sau khoảng 2 - 5 năm, bạn có thể trở thành trưởng phòng tài chính (Financial Manager). Tuy nhiên bên cạnh đó còn một sự lựa chọn khác là trở thành kiểm soát viên tài chính (Financial Controller), chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các hoạt động liên quan đến kế toán diễn ra một cách suôn sẻ.
Lộ trình thăng tiến cơ bản của kiểm soát viên - Ảnh: Internet.
Bên cạnh các điều kiện về số năm kinh nghiệm thì việc sở hữu các chứng chỉ sẽ giúp rút ngắn lộ trình thăng tiến do các chương trình học cung cấp đầy đủ những kiến thức và kỹ năng gắn với thực tế công việc tại các doanh nghiệp.
6. Mức lương của kiểm soát viên tài chính
Sau khi tìm hiểu về vị trí này, có thể nhận thấy rằng đây là một công việc có độ khó cao vì vậy mức thu nhập cũng khá tốt. Đa số lương ở vị trí này được phản ánh không quá chi tiết và được đàm phán trong các buổi phỏng vấn.
Theo như những thông tin mà CareerBuilder tìm hiểu được thì mức lương trung bình của kiểm soát viên tài chính khoảng 33,4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập này không cố định, tùy thuộc vào từng công ty mà mức lương chi trả cho vị trí này sẽ khác nhau.
7. Tìm việc làm kiểm soát viên tài chính ở đâu uy tín?
Để tìm kiếm việc làm kiểm soát viên tài chính bạn có thể tìm đến những trang tuyển dụng của doanh nghiệp mà bạn đang muốn ứng tuyển. Còn nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn công ty nào thì có thể tham khảo tại trang tuyển dụng careerbuilder.vn.
Đây là một địa chỉ cung cấp việc làm uy tín với nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Khi truy cập vào trang web bạn không chỉ cập nhật được vị trí việc làm ưng ý mà còn có thể tham khảo được mức lương để từ đó so sánh đối chiếu và có lựa chọn phù hợp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về vị trí kiểm soát viên tài chính. Hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp bạn định hướng được con đường sự nghiệp sắp tới của bản thân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận