07/01/2008 03:03 GMT+7

Kịch thơ: những lời tâm huyết không phai

PHẠM THỊ CAM (Tân Bình, TP.HCM)
PHẠM THỊ CAM (Tân Bình, TP.HCM)

TT - Đọc bài "Dân ta phải biết sử ta" trên báo Tuổi Trẻ ngày 28-12-2007, tôi có đôi điều trăn trở về vấn đề học sử của chúng ta, nhất là với các em học sinh: kịch thơ, một môn nghệ thuật lâu nay ít thấy đề cập.

FLPz0OYY.jpgPhóng to
Kiều Loan - một trong những vở kịch thơ hiếm hoi được đưa lên sân khấu gần đây - Ảnh: Hồng Sơn
TT - Đọc bài "Dân ta phải biết sử ta" trên báo Tuổi Trẻ ngày 28-12-2007, tôi có đôi điều trăn trở về vấn đề học sử của chúng ta, nhất là với các em học sinh: kịch thơ, một môn nghệ thuật lâu nay ít thấy đề cập.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Tôi nhớ rất rõ hồi còn học lớp nhất (bậc tiểu học), thầy tôi đã tập cho học sinh diễn các kịch thơ: Vết lông ngỗng, Sơn Tinh - Thủy Tinh hay Trên dòng sông Hát. Rồi lên cấp II (thời kháng chiến chống Pháp ở Tam Kỳ, Quảng Nam), trong những buổi văn nghệ trường tổ chức, chúng tôi sưu tầm những vở kịch thơ: Hận Thiên Trường, Hội thề Lũng Nhai, Quang Trung... để diễn. Lời thơ hùng tráng, bi ai, thắm thiết được thể hiện một cách sống động, khắc sâu vào tâm trí chúng tôi không bao giờ xóa mờ, cho dù nửa thế kỷ đã trôi qua.

Tôi nhớ vở Trên dòng sông Hát, khi tận đường, đến khúc sông Hát, Trưng Trắc đã giãi bày tâm huyết:

Ta quyết đem thân yếu báo đền nhà nợ nước/ Nào có phải tài ba thao lược chi hơn ai/ Tiếng muôn dân than thở lọt vào tai/ Ai mà không xót, không thương cho nòi giống/ Hỡi Nam Việt với núi dài sông rộng.../...Những mong ước cho muôn dân mát mặt/ Sống yên vui không cường tặc quấy rầy/ Không tìm ngà gởi xác trong rừng sâu/ Không mò ngọc chôn mình trong bụng cá!....

Hay vở Hận Thiên Trường với màn hai, sau khi dùng mỹ nhân dụ Trần Bình Trọng hàng không được, Thoát Hoan đã tự cầm rượu mời; nhưng họ Trần gạt đổ và quát: Rượu thơm ta không nhắp, ghế giặc ta chẳng ngồi/ Ta thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc. Khí khái truyền cảm của vở kịch thơ đi sâu vào lòng người!

Vở Quang Trung, lời than của Tôn Sĩ Nghị trước khi chết đến giờ tôi vẫn còn nhớ: "...Đây Đống Đa đất Việt là mồ chôn 10 vạn quân Tàu. Đau đớn lắm, thân ta phải chôn vùi trên đất Việt và làm đồ bón cỏ cho cây Nam...Trước khi chết ta phục khen anh hùng Nguyễn Huệ...".

Đó, những hình ảnh ấy, những lời lẽ ấy mới đưa sử đi vào lòng người một cách sinh động, sâu sắc, chứ bắt học sinh phải thuộc lòng ngày tháng năm vua lên ngôi hay ngày thành lập tổ chức này nọ quả là không cởi mở, quá nhồi nhét. Vậy mạo muội có chút đề nghị cùng ngành giáo dục, văn hóa thông tin, truyền hình, các văn nhân thi sĩ hãy vì truyền thống của dân tộc mà phát huy bộ môn kịch thơ này cho học sinh, cộng đồng, dân chúng nhớ lịch sử nước nhà sâu đậm hơn, tâm huyết hơn.

PHẠM THỊ CAM (Tân Bình, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên