Doanh số bán xe ô tô ở nhiều doanh nghiệp có sự cải thiện hơn nửa cuối năm 2023, dù tính chung cả năm chật vật. Doanh nghiệp ô tô kỳ vọng sẽ có sự hồi phục tích cực hơn nửa cuối 2024.
Từ xe hạng sang đến tầm trung đều chật vật
2023 là năm khó khăn với hầu hết doanh nghiệp ô tô khi giải bài toán về doanh số. CTCP dịch vụ ô tô Hàng Xanh (Haxaco - HAX), nhà phân phối thương hiệu Mercedes-Benz tại Việt Nam, ghi nhận doanh thu sụt vài nghìn tỉ đồng.
Cụ thể, tại báo cáo tài chính kiểm toán 2023 vừa công bố, doanh thu HAX chỉ đạt 3.981 tỉ đồng, bằng 59% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế 37 tỉ đồng, "bốc hơi" hơn 200 tỉ đồng (tương ứng -84%) so với năm 2022. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2016 của nhà phân phối xe sang này.
Lãnh đạo Haxaco ví "ngành ô tô như hàn thử biểu phản ánh sức khỏe nền kinh tế". Kinh tế khó khăn người dân tiếp tục thắt chặt tiêu dùng, đặc biệt là phân khúc xa xỉ. Do vậy cả năm 2023, doanh nghiệp này chỉ phân phối được 1.099 xe mới, giảm gần 40% so với năm 2022.
Trong khi đó, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) - đơn vị có lợi nhuận rất "khủng" hàng năm đến từ việc liên doanh lớn với các hãng ô tô như Toyota, Ford, Honda - sang năm 2023 cũng không ngoại lệ.
Thông thường quý cuối năm thường là giai đoạn "ăn nên làm ra" với ngành ô tô thì quý 4-2023, VEA ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đồng loạt sụt mạnh, lần lượt giảm 23% và 37% so với cùng kỳ. Cả năm, VEA lãi sau thuế 6.297 tỉ đồng, giảm gần 18%.
Chuyên phân phối Ford và Hyundai, CTCP City Auto (CTF) cũng trải qua một năm không vui. Dù doanh thu thuần năm 2023 của CTF tăng 13%, song giá vốn hàng bán kỳ này tăng cao đã kéo lợi nhuận gộp thấp hơn so với năm trước đó.
Đồng thời, chi phí lãi vay đã tăng cao hơn gấp đôi, chiếm 157 tỉ đồng, ăn mòn phần nhiều lợi nhuận của CTF. Chi phí bán hàng cũng được tăng lên 14%, chiếm 304 tỉ đồng khi phải ra sức kích cầu thị trường. Nhờ khoản lợi nhuận khác tăng mạnh (đạt 34 tỉ đồng), CTF mới có thể ghi nhận lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 46 tỉ đồng, giảm hơn 60% so với 2022.
Nhiều doanh nghiệp tên tuổi khác còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn như CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) lợi nhuận 2023 giảm 93%, Ô tô TMT giảm tới 98%.
Các "ông lớn" ô tô co hẹp thị phần
"Bất chấp các biện pháp hỗ trợ kích cầu từ cả Chính phủ và các đại lý phân phối, doanh số bán hàng vẫn thấp do người tiêu dùng trì hoãn mua ô tô trong thời điểm kinh tế khó khăn", SSI Research nhận định trong báo cáo mới công bố.
Cũng theo SSI, thị trường đang chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần. Những doanh nghiệp sản xuất dẫn đầu về thị phần năm 2022 như Toyota, Honda ghi nhận thị phần giảm trong năm 2023 trong khi những doanh nghiệp nhỏ hơn (Ford, Kia, Mazda, Mitsubishi) tăng trưởng nhờ chiến lược giá tốt hơn.
Đơn vị này quan sát các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc cũng đang đưa nhiều thương hiệu vào Việt Nam (Lynk&Co, Haima, MG) và mở nhà máy lắp ráp bắt đầu hoạt động từ năm 2023 (Wuling, Chery).
Nguồn lợi nhuận dồi dào từ công ty liên kết của VEA có thể sẽ bị đe dọa nếu các liên doanh Toyota, Honda không có chiến lược tốt để ngăn chặn việc giảm thị phần.
Trong tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo Haxaco còn đề cập đến những lý do khác khiến doanh số ô tô sụt giảm, đó là bên cạnh sự cạnh tranh truyền thống giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước, xe điện phổ biến hơn đã làm tăng sự lựa chọn cho người dùng.
Theo dự báo của SSI Research, thị trường vẫn sẽ khó khăn nửa đầu năm 2024 do nhu cầu tiêu dùng vẫn còn yếu và người mua có tâm lý chờ đợi các mẫu xe mới. Song cả năm 2024, thị trường sẽ phục hồi hơn cả về số lượng và giá trị...
với mức tăng chung 12% của chỉ số VN-Index.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận