Khi nhiệt độ giảm xuống và sinh viên phải đến các trường đại học để bắt đầu học kỳ mùa đông ở Đức, hàng chục ngàn sinh viên đại học và sau đại học rơi vào tình trạng khủng hoảng nhà ở.
Chuyện có được một chiếc giường trong ký túc xá gần như vô vọng.
Lướt bài vở trên ghế sofa và đi lại đường dài
Hiệp hội Sinh viên ở thành phố Göttingen, miền trung nước Đức, đã thuê một khách sạn nơi sinh viên có thể ở với mức giá ưu đãi trong vài tuần đầu tiên của kỳ học.
Tại Munich, miền nam nước Đức, sinh viên phải trả trung bình 720 euro (760 USD) tiền thuê nhà một tháng. Một địa điểm cắm trại đã mang đến cho sinh viên "vô gia cư" cơ hội cắm trại với mức giá giảm.
Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Eduard Pestel vào đầu năm cho thấy ở Đức đang thiếu hơn 700.000 căn hộ, đặc biệt ở phân khúc bình dân. Và giá thuê đã tăng lên đáng kể, trước hết ở các làng đại học lớn.
Matthias Anbuhl, người đứng đầu Hiệp hội Sinh viên Đức (DSW), cho biết việc thiếu nhà ở giá rẻ cho sinh viên ở các thành phố lớn đang rơi vào “tình trạng tồi tệ”.
Có khoảng 196.000 chỗ ở trong các ký túc xá trên khắp nước Đức và hiện có hơn 32.000 sinh viên còn trong danh sách chờ.
Trên chiếc ghế bành, Talina, sinh viên khoa thú y 21 tuổi, cho biết cô chỉ được thông báo phải rời khỏi căn hộ thuê của mình trước một tháng để nhường chỗ cho một gia đình vào tháng 8.
Bạn cùng lớp của cô, Elli, 21 tuổi, sống trong một căn nhà cho thuê lại và đang cần tìm nơi khác để sống trước cuối năm nay.
Điều đó không hề dễ dàng, bởi chi phí trung bình để thuê một phòng trong căn hộ chung cư ở Berlin đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, lên tới 650 euro, cao hơn 100 euro so với năm ngoái, theo nghiên cứu của Viện Moses Mendelssohn. Trong khi chương trình trợ cấp và cho vay sinh viên liên bang (BAföG) định giá là 360 euro.
Sinh viên quốc tế bị ảnh hưởng đặc biệt
Người phát ngôn của Hiệp hội Sinh viên Berlin, Jana Judisch nói với Đài DW, thời gian chờ đợi để có phòng ở ít nhất 3 học kỳ.
“Nhiều sinh viên đang di chuyển ra sống các vùng ngoại ô thành phố và thậm chí xa hơn nữa", Judisch cho biết.
Trong văn phòng của mình ở khuôn viên FU, Thomas Schmidt, đại diện về các vấn đề xã hội của Ủy ban sinh viên (AStA), cho biết việc tìm chỗ ở là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà sinh viên tìm đến AStA để được giúp đỡ.
“Một số sinh viên có thể thuê chỗ ở nhờ sử dụng bảo đảm tài chính từ cha mẹ, nhưng điều này đặc biệt khó khăn đối với sinh viên quốc tế vì họ thường không thể đưa ra sự đảm bảo tương tự”, Schmidt nói với Đài DW.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận