TTCT - Đối diện giai đoạn kinh tế khủng hoảng này, nhiều người quyết định đi học thêm để tăng cơ hội việc làm và tìm việc tốt hơn. Các sinh viên đại học cũng tranh thủ học nghề tay trái để "phòng thân". Sinh viên học thêm nghề phụ, cử nhân mới ra trường học lên cao, người đang đi làm thì học thêm kỹ năng, học ngành bổ trợ để tăng cơ hội việc làm.Thêm kỹ năng dễ có việcMinh Tâm (27 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) tốt nghiệp ngành xây dựng Trường ĐH Giao thông vận tải năm 2018. Trước dịch, Tâm là chuyên viên giám sát công trình của một công ty xây dựng với mức lương khoảng 15 triệu đồng/tháng. Mọi việc ổn định trước khi có "tai ương" kép: hết dịch COVID-19 đến thị trường bất động sản "đóng băng". Công ty xây dựng của Tâm cắt giảm lao động, thu nhập của những người chưa nghỉ việc chỉ còn độ 50% so với trước. Bản thân Tâm cũng nghỉ việc đã tròn một năm.Ảnh: The AtlanticMột năm tạm xa ngành xây dựng, Tâm đi học thêm các khóa online về thiết kế đồ họa, website và tranh thủ học nhiều khóa một lúc để nhanh lành nghề. "Tôi định tìm công việc thiết kế để làm, chờ thị trường bất động sản và xây dựng "ấm" trở lại thì trở về nghề chính. Đây không phải là bước lùi, thiết kế và đồ họa là kỹ năng bổ trợ cho kỹ thuật và tư duy xây dựng. Với những kỹ năng mới học, tôi làm việc dễ dàng hơn, năng suất cao và nhiều ý tưởng hơn. Tôi có thể kết hợp cả hai kỹ năng này cho những dự án riêng. Nhờ giai đoạn này, tôi đã nâng tầm kỹ năng lẫn kiến thức của bản thân, những thứ mấy năm đi làm trước đây tôi chưa nghĩ đến" - Tâm chia sẻ.Tốt nghiệp cử nhân công nghệ sinh học tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng năm 2020, Anh Thư (26 tuổi, ngụ Q.7) từng làm ở các bộ phận bán hàng và nghiên cứu phát triển tại một doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Bến Lức (tỉnh Long An).Loay hoay cả năm trời, cô thấy công việc không phù hợp, bản thân không có cơ hội phát triển và không có đam mê. Đợt làm việc từ xa vì giãn cách COVID-19 cho Thư khoảng thời gian suy ngẫm và phát hiện mình chọn chưa đúng nghề.Cô quyết định đi học thêm văn bằng 2 chuyên ngành tâm lý học. Đầu năm 2023, Thư hoàn thành chương trình tâm lý học nhưng vẫn không thể tìm được công việc phù hợp. Đam mê ngành tâm lý học, Thư muốn làm công việc tư vấn tâm lý nhưng nhiều trung tâm, cơ sở ngại nhận người mới, có nhận thì cũng trả thù lao rất thấp. Có nơi chỉ nhận vào làm công việc văn phòng.Mơ ước vừa theo đuổi ngành mình yêu thích vừa đào sâu thêm chuyên môn, Thư lên kế hoạch đi học cao học tại Hà Nội hoặc du học ở một nước có ngành tâm lý học phát triển. "Có thể thời gian này kinh tế khó khăn nên các trung tâm tư vấn, các dự án nghiên cứu không muốn tuyển thêm người. Đi học tiếp trau dồi thêm chuyên môn và ngoại ngữ thì cơ hội tìm việc sẽ nhiều hơn", cô hy vọng. May mắn là gia đình Thư ủng hộ về tài chính và tinh thần để cô học đi học lại.Các trường đón xu hướngTừ khi dịch COVID-19 xảy ra, nhiều cơ sở giáo dục tại TP.HCM ghi nhận sự gia tăng chỉ tiêu đào tạo các chương trình sau đại học, các khóa học cho người đi làm, các khóa đào tạo ngắn hạn. Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM ghi nhận mức tăng từ 1,5 - 2 lần số lượng học viên các khóa sau đại học và các khóa ngắn hạn so với thời gian trước dịch.Số lượng học viên cao học được tuyển năm 2020 bằng 113% năm 2019, năm 2021 số lượng học viên cao học tuyển vào bằng 168% năm 2019. Các ngành thu hút đông học viên là quản trị kinh doanh, tài chính kinh doanh, kế toán. Năm 2022, khi dịch qua đi, số người theo học thạc sĩ tại trường tương đương với năm 2021.Dự kiến, chỉ tiêu tuyển sinh cao học trường này năm 2023 sẽ còn cao hơn. TS Trương Quang Dũng - viện trưởng Viện đào tạo sau đại học và khoa học công nghệ (Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) - cho biết nhiều bạn trẻ học lên cao học mong muốn học để nâng cao kiến thức, kỹ năng để có lợi thế khi cạnh tranh lao động.Theo thông tin từ trang web Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), năm 2019 trường này tuyển 9 ngành thạc sĩ với chỉ tiêu 300 học viên, năm 2022 có chỉ tiêu hơn 700 học viên. Năm 2023, trường này đào tạo thêm thạc sĩ ngành thương mại điện tử - là một ngành đang rất thiếu nhân lực sau dịch Covid-19.Đại diện phòng đào tạo sau đại học của một trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết những năm gần đây, độ tuổi của những người đi học cao học ngày càng "trẻ hóa". Trước đây, số lượng học viên cao học từ 35 tuổi trở lên chiếm phần lớn thì nay, nhất là giai đoạn sau dịch Covid-19, số lượng học viên cao học dưới 30 tuổi nhiều hơn. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng số lượng các sinh viên "học một lèo" từ đại học lên cao học gần đây tăng nhanh. Cũng có trường hợp gia đình có doanh nghiệp riêng muốn học tới nơi tới chốn để tiếp quản, nhiều trường hợp nhận bằng cử nhân nhưng chưa tìm được việc trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, không xin được việc làm nên đi học tiếp để tìm cơ hội tốt hơn."Nhiều trường có chính sách hỗ trợ các bạn có nhu cầu học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp cử nhân như cho chuyển đổi tín chỉ giữa chương trình đại học và sau đại học, giảm học phí cao học… để thu hút học viên", vị này cho hay.ThS Võ Thị Mỹ Vân - hiệu trưởng Trường trung cấp Khách sạn và Du lịch Saigontourist - cho biết sau dịch Covid-19, số lượng học viên các khóa học ngắn hạn của trường đã tăng đáng kể. Sáu tháng đầu năm 2023, có đến 1.000 học viên theo học các khóa ngắn hạn, bằng 60% lượng học viên cả năm thời điểm trước dịch Covid-19. Các khóa như đầu bếp Việt, Âu, làm bánh, pha chế… phù hợp với những bạn trẻ muốn khởi nghiệp, kinh doanh riêng. "Nhiều người trẻ đã có bằng đại học vẫn ghi danh học tiếp các khóa sơ cấp và trung cấp nghề. Chúng tôi gọi vui đấy là "liên thông ngược" - thay vì từ trung cấp liên thông lên đại học thì giờ là ngược lại. Cũng có rất nhiều bạn trẻ muốn học các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch với hy vọng dễ tìm việc làm hơn", bà Vân nói.Bà Vân cho biết trường du lịch đang dần phục hồi, các khu du lịch, cơ sở lưu trú hiện cần nhiều lao động để bù đắp số thiếu hụt sau dịch. Nhiều khu du lịch, nhà hàng, khách sạn lớn đặt hàng với trường và trực tiếp tuyển trước khi học viên chưa hết khóa. ■ Học nghề tay trái phòng thânÔng Nguyễn Phúc Hưng - giám đốc Trung tâm dạy nghề pha chế Taste (Q.Tân Bình) - nói hiện có nhiều bạn trẻ đang học năm 3 hoặc năm 4 tại các trường đại học, cao đẳng đi học thêm các khóa về pha chế. Ngoài học để thỏa đam mê, họ còn muốn có "nghề tay trái" bên cạnh chuyên ngành chính của mình. Một số bạn trẻ nói muốn có "nghề phụ" để phòng thân hoặc làm thêm khi ra trường nhận lương thấp hoặc thất nghiệp.Cũng có bạn tính đường xa hơn. "Một bạn học năm thứ 3 đại học chuyên ngành truyền thông nhưng đã học bốn khóa về pha chế, kể cả khóa nâng cao. Bạn trẻ này dự tính: sau tốt nghiệp, 10 năm đầu sẽ làm thuê cho các công ty truyền thông để tích lũy vốn và kinh nghiệm, sau đó sẽ mở một cơ sở kinh doanh riêng để làm chủ. Học nghề từ bây giờ, thực hành đến đó sẽ đủ kinh nghiệm, vừa "chín" để xây dựng cơ ngơi riêng", ông Hưng kể. Theo thống kê từ Đại học Quốc gia TP.HCM, quy mô đào tạo thạc sĩ của các trường đại học trực thuộc những năm 2021 - 2022 đều tăng so với giai đoạn trước dịch. Trên toàn Đại học Quốc gia TP.HCM, quy mô đào tạo thạc sĩ năm 2022 tăng hơn 20% so với năm 2019. Các trường có quy mô tăng nhiều là Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM (quy mô đào tạo năm 2022 tăng gần 700 học viên so với năm 2019), Trường đại học Bách khoa tăng 300 học viên, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tăng 300, Trường đại học Kinh tế - Luật tăng 200. Tags: Khủng hoảng kinh tếCơ hội việc làmSinh viên đại họcĐH Giao thông vận tảiNghề tay tráiThị trường bất động sảnCắt giảm lao độngCông nghệ sinh họcCông việc thiết kếTrường ĐH Tôn Đức ThắngCông ty xây dựngĐi học thêmTái đào tạoHọc thêm
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Tin tức thế giới 22-11: Nga sẽ bắn thêm tên lửa Oreshnik; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân BÌNH AN 22/11/2024 Nga đã dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để đánh Ukraine; Ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử bộ trưởng tư pháp Mỹ;
Lập lờ sữa và nước uống từ sữa DƯƠNG LIỄU 22/11/2024 Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng?
Yoga vì sức khỏe, nào phải 'phông bạt' với đời THU HƯƠNG 22/11/2024 Dư luận lại một lần nữa dậy sóng khi mạng xã hội lan truyền những hình ảnh về một nữ du khách 37 tuổi, người Hà Nội, đã có động tác yoga phản cảm tại Cung điện Gyeongbokgung - Hàn Quốc.
Tin tức sáng 22-11: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu TUỔI TRẺ ONLINE 22/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu; Quốc hội thảo luận 2 dự luật thuế quan trọng; Năm 2025, ngành y tế TP.HCM ưu tiên nâng cấp và xây mới ba bệnh viện xuống cấp...