TTCT - Tuân thủ thuốc là chìa khóa quyết định thành công của quá trình điều trị. Tuy nhiên, nhiều lý do khiến việc tuân thủ thuốc khó khăn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng. Ảnh: FreepikTheo kết quả nghiên cứu trên Journal of the American Heart Association đầu tháng này, dữ liệu từ 1.324 bệnh nhân lần đầu tiên bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cho thấy phụ nữ có xu hướng không tuân thủ thuốc giảm cholesterol cao hơn so với nam giới. Việc không tuân thủ thuốc không chỉ khác biệt giữa các giới mà còn về chủng tộc và nhiều yếu tố khác, nhưng sau cùng vẫn là gây hại cho bệnh nhân và rộng hơn là nghiên cứu dược phẩm, sức khỏe cộng đồng.Ảnh hưởng lớnTheo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuân thủ dùng thuốc là hành động tuân thủ theo khuyến nghị/đơn thuốc của bác sĩ bao gồm thời điểm, liều lượng và tần suất sử dụng thuốc. Thuốc được ví như "con dao hai lưỡi", việc tuân thủ thuốc sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả điều trị, giảm thiểu tác dụng phụ và ngược lại.Lấy ví dụ thuốc chống đông (ngăn hình thành cục máu đông) trong bệnh rung nhĩ - căn bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp ở người cao tuổi, làm tăng gấp 5 lần nguy cơ đột quỵ. Loại thuốc này cần uống đều đặn, đúng liều lượng vào thời điểm cố định trong ngày. Nếu dùng thuốc quá liều sẽ gây chảy máu não và các cơ quan; ngược lại, dùng không đủ liều hoặc ngừng thuốc đột ngột có thể gây tắc mạch máu do cục máu đông. Thuốc chống đông gồm hai loại: thuốc thế hệ cũ (thuốc kháng vitamin K) rẻ tiền song việc chia liều dùng phức tạp, phải theo dõi thường xuyên, dễ tương tác với thức ăn khiến việc tuân thủ thuốc khó khăn; thuốc thế hệ mới khắc phục được các nhược điểm trên song đắt tiền (gấp khoảng 10 lần so với thuốc thế hệ cũ).Ảnh: Jack Xander /The Pharmaceutical JournalTheo WHO, tỉ lệ tuân thủ thuốc chỉ đạt trung bình 50% ở các nước phát triển (theo WHO) và gây ra nhiều hậu quả như bệnh trở nặng hơn; chịu nhiều biến chứng, tác dụng phụ của thuốc; tăng nguy cơ nhập viện, chi phí điều trị và giảm năng suất lao động, chất lượng cuộc sống. Tại Mỹ, ước tính khoảng 125.000 ca tử vong mỗi năm và tiêu tốn 300 tỉ USD hằng năm do lãng phí thuốc và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe quá mức.Không chỉ cá nhân mà sức khỏe cộng đồng cũng ảnh hưởng, đặc biệt là với các bệnh truyền nhiễm. Ví dụ, không hoàn thành lịch tiêm chủng hoặc một liệu trình dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng vi rút theo chỉ định có thể dẫn đến sự xuất hiện của chủng vi khuẩn hoặc vi rút kháng thuốc. Ngoài ra, tuân thủ thuốc kém còn ảnh hưởng đến các bác sĩ, các nhà nghiên cứu y khoa và công ty dược phẩm trong nỗ lực đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc thử nghiệm.Lý do tuân thủ thuốc kémTrong ví dụ về dùng thuốc chống đông ở trên, chi phí thuốc đắt đỏ là rào cản lớn nhất khi người bệnh muốn dùng thuốc kháng đông thế hệ mới. Gánh nặng tài chính khiến nhiều người phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm như bỏ qua hoặc trì hoãn dùng thuốc kê đơn, tự ý giảm liều hoặc sử dụng thuốc của người khác. Một cuộc khảo sát 9.000 người Mỹ kéo dài 9 tháng, đăng trên trang GoodRx vào tháng 10-2024 cho thấy 33% người Mỹ không mua thuốc theo đơn với lý do hàng đầu (30%) là chi phí.Mặt khác, sự phức tạp của phác đồ điều trị cũng gây nhiều khó khăn. Một nghiên cứu đăng trên Frontiers hồi tháng 7-2024 về mối liên quan giữa tính phức tạp của thuốc dùng cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và việc theo dõi chăm sóc tại 1.233 bệnh viện Trung Quốc cho thấy trong số hơn 16.000 bệnh nhân, chỉ có 13,8% bệnh nhân quay lại để theo dõi quản lý thuốc và những bệnh nhân có thuốc dùng phức tạp hơn thì khả năng theo dõi dùng thuốc kém hơn.Về phía bệnh nhân, có thể do mắc bệnh lý làm suy giảm nhận thức, gây khó khăn cho việc ghi nhớ liều lượng và cách sử dụng thuốc. Ví dụ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người bị trầm cảm nặng có khả năng không tuân thủ thuốc cao hơn 3,7 lần so với người bình thường. Người bệnh dễ sinh tâm lý chán nản, thiếu động lực để dùng thuốc lâu dài.Hay tâm lý lo sợ tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt ở người già mắc nhiều bệnh lý mạn tính. Nỗi sợ này có thể người bệnh đã từng gặp phải trước đó hoặc một loại thuốc tương tự. Bệnh nhân cũng có thể đã nghe những thông tin tiêu cực về thuốc từ bạn bè, gia đình hoặc phương tiện truyền thông. Sự chồng chéo của nhiều đơn thuốc tại cùng một thời điểm khiến người bệnh dễ nhầm lẫn trong việc sử dụng.Cuối cùng là trình độ văn hóa của người bệnh liên quan đến khả năng đọc và hiểu hướng dẫn dùng của thuốc và bác sĩ điều trị. Bệnh nhân có trình độ học vấn thấp có thể gặp khó khăn trong việc hiểu hướng dẫn, dẫn đến việc tuân thủ và quản lý thuốc kém.Cải thiện tuân thủ thuốcCông nghệ, cụ thể là phần mềm quản lý và nhắc nhở người bệnh, được kỳ vọng có thể cải thiện tình hình, nhưng thực tế không hẳn vậy. Một nghiên cứu do nhóm tác giả của Đại học Colorado tiến hành đã so sánh chiến lược nhắc nhở bằng tin nhắn (tin nhắn văn bản chung chung, tin nhắn cộng với chatbot) với dịch vụ chăm sóc thông thường để cải thiện tuân thủ dùng các loại thuốc tim mạch với 9.000 bệnh nhân đại diện từ nhiều nhóm dân số khác nhau.Kết quả công bố trên JAMA Network ngày 2-12 cho thấy các lời nhắc bằng tin nhắn văn bản không cải thiện được việc tuân thủ thuốc hoặc giảm các biến cố lâm sàng sau 12 tháng. Do vậy, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến hơn như AI trong tương lai. Trong khi chờ đợi, vẫn có nhiều biện pháp đơn giản hơn nhưng lại hiệu quả hơn như đặt chuông báo thức trên điện thoại (với người bệnh hay quên) hay đơn giản hóa phác đồ điều trị (với ngành y).Nhiều phân tích cho thấy tỉ lệ tuân thủ thuốc uống trong điều trị bệnh mạn tính giảm dần đối với các chế độ yêu cầu dùng hai, ba và bốn liều mỗi ngày so với các chế độ dùng thuốc một lần/ngày. Ứng dụng điều này trong điều trị bệnh loãng xương hiện nay, thuốc chống hủy xương được thiết kế truyền tĩnh mạch dùng 1 lần/năm đã giúp tuân thủ thuốc tốt hơn.Cuối cùng, điều quan trọng vẫn là nhận thức của bệnh nhân về tầm quan trọng của việc tuân thủ thuốc cũng như duy trì mối liên lạc giữa bác sĩ và bệnh nhân. Khi người bệnh hiểu được lợi ích, có phác đồ điều trị phù hợp và yên tâm khi có sự đồng hành của bác sĩ thì tất yếu sẽ tuân thủ thuốc tốt hơn và mang lại hiệu quả cho chính bản thân họ và cộng đồng. Trong thử nghiệm thuốc, câu nói "đầu vào rác, đầu ra rác" nhấn mạnh độ tin cậy của dữ liệu thu thập được, để đảm bảo kết quả có ý nghĩa. Nhưng với nhiều thử nghiệm, hành vi tuân thủ thuốc không tối ưu có thể được chấp nhận, thậm chí là mong muốn, vì nó phản ánh các tình huống thực tế mà thuốc có thể được sử dụng. Việc thừa nhận sự thay đổi này, đảm bảo rằng các kết quả thu được từ thử nghiệm bám sát thực tế, bởi tuân thủ thuốc còn phụ thuộc nhiều yếu tố như thói quen cá nhân, nhu cầu về lối sống và đôi lúc sai lầm hoặc lãng quên dùng thuốc. Điều này đã được nhấn mạnh trong bài phân tích về đảm bảo tính hợp lệ và độ tin cậy của kết quả thử nghiệm lâm sàng đăng trên SpringerNature Link hồi tháng 12-2023. Tất nhiên các sai số do không tuân thủ thuốc phải nằm trong giới hạn cho phép để đảm bảo tính toàn vẹn và độ tin cậy của kết quả thử nghiệm. Tags: Đơn thuốcTuân thủ thuốcUống thuốc
Metro định hướng cho tương lai đô thị ts nguyễn ngọc hiếu (Trường đại học Việt Đức) 25/12/2024 1607 từ
Donald Trump - Tập Cận Bình: Quan hệ cá nhân, quan hệ siêu cường NGUYỄN THÀNH TRUNG 23/12/2024 1666 từ
Chuyên gia Phan Anh Tú: 'Tuyển Việt Nam bị cuốn theo Singapore' QUANG THỊNH 27/12/2024 Ông Phan Anh Tú nhận định tuyển Việt Nam có chiến thắng xứng đáng trước Singapore nhờ kịp thời thay đổi nhân sự trong hiệp 2 thay vì bị cuốn theo đối thủ như ở hiệp 1.
Báo chí Singapore đặt dấu hỏi về sân cỏ nhân tạo khi thua Việt Nam ĐỨC KHUÊ 26/12/2024 Sau trận thua Việt Nam 0-2 tại bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024, báo chí Singapore đã nêu ra nhiều vấn đề về sân đấu cũng như trọng tài.
Vì sao trọng tài từ chối siêu phẩm của Nguyễn Xuân Son vào lưới Singapore? QUANG THỊNH 26/12/2024 Trọng tài Kim Woo Sung (Hàn Quốc) cho rằng tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã để bóng chạm tay trước khi tung cú sút tung lưới Singapore ở trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024.
Reuters: Máy bay Azerbaijan chở 67 người rơi do bị hệ thống phòng không Nga bắn hạ TRẦN PHƯƠNG 26/12/2024 4 nguồn tin thông tin với Reuters ngày 26-12: Máy bay Azerbaijan chở 67 người rơi do bị hệ thống phòng không Nga bắn hạ.