Phóng to |
Cán bộ, CNV các đơn vị trực thuộc Thành đoàn TP.HCM góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - Ảnh: MINH ĐỨC |
Anh Trần Quốc Đạt (cơ quan Thành đoàn) dẫn chứng điều 38 và 41, điều 42 nêu quyền về chọn việc làm, khám chữa bệnh, quyền và nghĩa vụ học tập đã sử dụng khái niệm “công dân” để nói về chủ thể tác động. Theo anh Đạt, quy định như vậy là chưa ổn bởi công dân được hiểu là những người đủ 18 tuổi trở lên, trong khi quyền làm việc, quyền được chăm sóc sức khỏe phải được áp dụng cho tất cả mọi người. Ngay cả những người đã mất quyền công dân thì việc chăm sóc sức khỏe cũng được bảo đảm.
Theo nhiều đại biểu, trong dự thảo việc sử dụng khái niệm “công dân” và “mọi người” ở nhiều điều khoản chưa thật sự chuẩn xác. Do đó cần phải sửa để bảo đảm sự chính xác tuyệt đối trong việc hiến định, không thể trộn lẫn khái niệm “mọi người” và “công dân”.
Tiếp tục đề cập đến điều 66 Hiến pháp 1992 quy định về thanh niên, các đại biểu đều cho rằng việc bỏ điều 66 là không hợp lý. Các đại biểu đề nghị nên đưa nội dung quy định về thanh niên vào điều 11, tiếp sau điều 9 và 10 quy định về MTTQ và công đoàn. Nội dung của khoản 1 điều 11 (Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm) sẽ đưa vào điều 1 dự thảo, đồng thời đưa khoản 2 điều 11 (Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật) sẽ đưa vào điều 8, nhằm phù hợp với trình tự sắp xếp vấn đề của chương về chế độ chính trị. Tương tự, một số ý kiến cũng đề nghị gộp điều 23 và 37 vào một điều khoản như Hiến pháp 1992, vì cả hai điều này đều đề cập quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Về quy định quốc ca, quốc kỳ ở điều 13 của dự thảo, anh Trần Quốc Minh (cơ quan Thành đoàn) cho rằng quy định về quốc ca cần rõ hơn. Cụ thể nên ghi thêm tác giả của quốc ca - bài hát Tiến quân ca là nhạc sĩ Văn Cao nhằm tránh sự nhầm lẫn (có thể) nếu có một bài hát cùng tên được sáng tác sau này. Tương tự, với quốc kỳ cũng cần quy định rõ tỉ lệ của ngôi sao với diện tích và chu vi của quốc kỳ nhằm bảo đảm quy chuẩn.
Cần có thêm điều khoản về giáo dục Đóng góp cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại Nhà văn hóa Thanh niên (TP.HCM) sáng 13- 3, nhiều nghệ sĩ đã đề nghị giữ lại quy định yêu cầu bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. NSƯT Kim Xuân cho rằng trong điều kiện đất nước còn nghèo, cuộc sống của nhiều người dân ở vùng sâu vùng xa vẫn còn muôn vàn khó khăn thì việc miễn học phí là vô cùng cần thiết, thậm chí cần phải miễn học phí đối với cả những bậc học khác mà giáo dục đang tiến tới phổ cập. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận