Không thể cứ mỗi mùa dịch sốt xuất huyết lại đổ cho thời tiết và đô thị hóa - Ảnh: TT |
Ngoài Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư đã phải dành hội trường cho bệnh nhân từ ngày 7-8, Bệnh viện Đống Đa dành cả phòng làm việc của bác sĩ cho bệnh nhân, thì có người phải đi bốn bệnh viện mới được vào viện điều trị, có người phải ngồi để truyền dịch.
Cách đây gần hai tuần, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã trực tiếp đến kiểm tra một công trường xây dựng ở phố Đê La Thành và đến một khu nhà trọ ở quận Đống Đa, Hà Nội. Ngày 10-8, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cũng đến kiểm tra tại quận Hoàng Mai.
Đây là hai trong số bốn quận nóng nhất về sốt xuất huyết ở Hà Nội. Ngành y tế đang căng mình chống dịch. Nhiều thầy thuốc đã mấy tuần nay không có thứ bảy, chủ nhật.
Tuy nhiên, dường như Hà Nội và nhiều địa phương khác chỉ chống dịch khi dịch đã lên đến đỉnh điểm. Tại Hà Nội, số ca mắc gia tăng từ tháng 5, nhưng Hà Nội chưa có chuẩn bị nếu số mắc tăng thì điều phối điều trị như thế nào, dẫn đến khi số mắc tăng cao thì nhiều bệnh viện phải để bệnh nhân nằm ghép, phải yêu cầu bệnh nhân “đủ tiêu chí” mới được nhập viện.
Cho đến nay mới có hai người ở Hà Nội bị phạt vì không hợp tác phòng chống dịch, trong khi con số này ở TP.HCM là 150 người.
Mùa dịch còn kéo dài ít nhất đến tháng 12. Và từ nay đến đó phải làm sao giảm tối đa số tử vong, giảm số mắc sốt xuất huyết bằng các biện pháp kiểm soát muỗi, lăng quăng, kiểm soát dịch.
Không thể cứ mỗi mùa dịch sốt xuất huyết lại đổ cho thời tiết và đô thị hóa. Nhiều nước xung quanh cũng có thay đổi thời tiết và đô thị hóa mà không có dịch. VN vì sao lại bùng phát dịch?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận