Như Quỳnh trên đường về đích - Ảnh: HLC
Và Quỳnh đã không làm CĐV nhà thất vọng khi hoàn tất 3 vòng đua (mỗi vòng 5,2km) với thời gian 1 giờ 18 phút 6 giây, hơn người về thứ hai Zainal Abidin (Malaysia) đến hơn 4 phút. Đây là lần thứ hai liên tiếp Quỳnh giành HCV SEA Games nội dung này. Chia sẻ với Tuổi Trẻ, Quỳnh nói: "Tôi rất hạnh phúc khi bảo vệ được chiếc HCV ở kỳ SEA Games trên sân nhà. Trời mưa khiến đường trơn và trục trặc lúc xuất phát khiến tôi rơi xuống cuối đoàn. Nhưng sau đó tôi đã nỗ lực để vượt qua từng đối thủ để dẫn đầu. Chiến thắng này giúp tôi có thêm thu nhập để trả góp căn chung cư cho gia đình nhỏ của mình".
Là cô gái người Mường trong gia đình thuần nông ở Hòa Bình, chiếc HCV SEA Games 30 năm 2019 đã giúp cô thoát cảnh ở trọ khi được mua trả góp 25 năm căn chung cư với giá phải chăng tại Bình Dương (nơi cô đang khoác áo đội Cấp thoát nước - môi trường Bình Dương). "Tôi sẽ không ngủ quên trong chiến thắng. Ngay sau khi nhận HCV, tôi lập tức nghỉ ngơi để chuẩn bị cho nội dung tiếp theo là băng đồng tiếp sức với hy vọng sẽ có thêm huy chương", Quỳnh nói.
Trong khi đó cô gái người dân tộc Thái Quàng Thị Thu Nghĩa ở bản miền núi Tô Pang, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã làm bùng nổ khán đài nhà thi đấu Bắc Từ Liêm (Hà Nội) khi mang về chiếc HCV hạng 70-75kg nữ môn pencak silat. Thu Nghĩa chia sẻ: "Tôi từng vô địch châu Á, thế giới nhưng đây mới là lần đầu tiên tham dự SEA Games. Hơn 10 năm qua, tôi đã tập luyện pencak silat trong điều kiện khá khó khăn khi phải tập nhờ sàn taekwondo, áo giáp cũ... và bản thân nhiều lần bị chấn thương. Thế nhưng, tôi đã vượt qua tất cả để mang về thành tích cho thể thao Việt Nam".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận