Phóng to |
Bãi xe trị giá 20 tỉ đồng của Công ty Sông Lô đang nẳm phơi mưa nắng do cạn vốn |
Theo tôi, phải nói ngay từ đầu chủ trương “đại công trường” đã sai, bằng chứng là số nợ 1.800 tỉ đồng mà Hà Giang phải gánh chịu và hàng loạt hậu quả nghiêm trọng khác.
Ngoài ra, hướng giải quyết bi kịch “đại công trường” mà vị nguyên chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đưa ra cũng có nhiều điều đáng bàn. Ngân sách quốc gia là của chung, do Nhà nước quản lý, đâu phải là cái kho vô chủ, cấp phát tùy tiện được. Nếu có thêm dăm bảy trường hợp “ỷ lại” như thế này nữa thì ngân sách nhà nước sẽ còn lại bao nhiêu? Tôi rất tán thành ý kiến của đồng chí bộ trưởng Bộ Tài chính “làm sao có chuyện anh cứ làm liều rồi sau đó xin trung ương hỗ trợ được”.
Theo tôi, giải quyết bi kịch “đại công trường” ở Hà Giang không chỉ giải quyết một phần hậu quả tạm thời mà cần phải tính đến lâu dài để tránh mắc phải những sai lầm mới khi bài học trước mắt vẫn còn đó. Hà Giang phải biết tự khắc phục, tự cứu lấy mình trước khi đòi hỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Ngân sách trung ương không thể gánh khoản nợ hơn ngàn tỉ này cho tỉnh Hà Giang, cũng không thể ứng trước khoản ngân sách chi cho xây dựng cơ bản trong năm năm rồi trong các năm tiếp theo không nhận nữa như đề nghị của một vị có chức năng được ông chủ tịch thời “đại công trường” dẫn lại. Bởi vì nếu như thế thì sẽ trái nguyên tắc và tạo ra một tiền lệ xấu cho các địa phương thích đầu tư dàn trải, đến khi vỡ nợ thì bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.
Vì vậy, theo tôi, phải nghĩ đến giải pháp kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để giải quyết bi kịch “đại công trường” ở Hà Giang.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận