Phóng to |
Mới gió nhẹ nhưng trụ điện ở ở tổ 52 A, KV 7, phường Lê Hồng Phong, TP. Quy Nhơn đã bị ngã đổ và đã được khắc phục ngay sau đó - Ảnh: Hùng Hậu |
TP. Quy Nhơn có 2.088 hộ dân với 7.848 nhân khẩu nằm trong vùng ven biển, ven đê, vùng trũng, ngập lụt sâu, vùng hạ lưu hồ chứa nước, nhà đơn sơ không chống chịu được khi gió bão, lụt xảy ra phải di dời.
Phóng to |
Nhân dân phường Đống Đa vận chuyển đất, đá đắp đường, giằng chống nhà cửa đề phòng bão số 14 gây thiệt hại - Ảnh: Hùng Hậu |
Chiều ngày 9-11, tại xã Nhơn Hải, 91 hộ dân sống dọc kè chắn sóng ven biển rất nguy hiểm đã đến nơi an toàn. Ông Ngô Văn Quý, chủ tịch UBND xã đảo Nhơn Châu, cho biết tiến hành di dời 32 hộ dân với 129 nhân khẩu ở ven biển có nguy cơ cao về triều cường để tránh bão số 14. Nhân dân trên đảo đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, lương khô dự trữ; xã cũng đã mua dự trữ 10 tấn gạo phòng mưa bão cô lập dài ngày.
UBND TP. Quy Nhơn đã xuất 10.000 vỏ bao cát dự phòng, cộng với 5.000 vỏ bao cát của Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Bình Định hỗ trợ, cấp phát cho các phường, xã để gia cố các công trình phòng chống lụt bão, cấp phát cho dân để giằng chống nhà cửa. Thành phố tiếp tục mua thêm 5.000 vỏ bao cát nữa để dự phòng, phục vụ cho công tác phòng chống lụt, bão.
Trung tâm Y tế tổ chức thành lập các đoàn y, bác sỹ túc trực 24/24g tại bệnh viện và cơ động để phục vụ người dân. Công ty TNHH Công viên, Cây xanh và Chiếu sáng đô thị Quy Nhơn khẩn trương chặt mé cây xanh, giằng néo hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí để đảm bảo an toàn.
Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Bình Định cho biết chiều ngày 9.11, Bình Định vẫn còn 67 tàu với 521 ngư dân nằm trong khu vực nguy hiểm của bão số 14.
Riêng khu vực quần đảo Trường Sa có 64 tàu với 407 người đã vào các đảo an toàn. Nhóm 273 tàu cá với 3.897 người đang ở vùng Malayxia tránh bão.
Tỉnh Bình Định hiện còn 4.843 ha lúa; 81 ha mặt nước nuôi tôm chưa thu hoạch. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão số 14, những ngày qua địa bàn tỉnh có mưa lớn trên diện rộng, 46 hồ chứa đầy nước.
Khánh Hòa thành lập trung đội cơ động giúp dân chống bão
Bộ Chỉ huy Biên phòng (BĐBP) Khánh Hòa thành lập trung đội cơ động, chuẩn bị 2 xe chỉ huy, 3 xe tải, duy trì 100 % quân số, tàu thuyền trực sẵn sàng làm nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
Các đồn Biên phòng phát các bản tin về thời tiết hướng dẫn tàu thuyền ngư dân và các tàu hoạt động trên biển biết để tìm vị trí trú, tránh an toàn. Đài canh BĐBP Khánh Hòa cho biết đến chiều nay có trên 10 ngàn phương tiện đánh bắt thủy sản và thủy nội địa về bến neo đậu tại các địa phương.
Hiện tại có 100 tàu cá hoạt động ven bờ với 860 thuyền viên đang đánh bắt ở các vùng biển Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu được đài canh BĐBP hướng dẫn vào các địa phương trú ẩn.
BĐBP tỉnh Khánh Hòa đã vận động 1.288 khách du lịch trên các đảo và sẵn sàng di dời 3.927 lao động đang sinh hoạt trên 1.454 bè về nơi an toàn.
Quảng Bình khẩn trương như trên công trường
Chiều 9-11, bầu trời Quảng Bình vần vũ mây đen. Người dân hối hả chống bão, cả tỉnh như một công trường! Đi bất cứ đâu cũng gặp cảnh mọi người xúc đất, cát vào bao chống bay mái tôn, chằng buộc dây cho hàng quán...
Phóng to |
Người dân TP Đồng Hới lấy cát về dằn chống bay mái tôn - Ảnh: Lam Giang |
Trên sông Nhật Lệ, đến 15g30 không còn một chiếc tàu cá nào neo đậu. Tất cả tàu được ngư dân đưa lên trú bão ở vùng thượng nguồn thuộc huyện Quảng Ninh. Bộ đội biên phòng tỉnh bắn pháo hiệu báo bão và kêu gọi tàu thuyền vào bờ.
Phóng to |
Công nhân Trung tâm Công viên xây xanh Đồng Hới cắt tỉa cành cây xanh trước bão - Ảnh: Lam Giang |
Phóng to |
Ông Lê Văn Hải, xã Quảng Long cột néo cho con trâu nhà - Ảnh: Tiến Long |
Toàn tỉnh có 3.632 tàu với 15.471 ngư dân đã vào bờ, chỉ còn 26 tàu với 190 ngư dân đang còn trên biển, nhưng đã nhận được lệnh vào bờ tránh bão.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài yêu cầu các khu neo đậu tàu thuyền phải bảo đảm khoa học, đưa hết tàu thuyền vào sâu trong các sông để tránh bão, chuẩn bị nhân lực và vật lực cho các hồ đập thủy lợi...
Phóng to |
Người dân xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới chống bay mái tôn - Ảnh: Lam Giang |
UBND tỉnh đã tổ chức các đoàn kiểm tra tại các địa bàn Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy.
Chưa có khi nào người dân vùng bão lũ Quảng Bình lại tất bật, hối hả với công tác chống bão như ở cơn bão số 14 này. Nhiều người dân mua gạo, mắm, dầu hoả, nến và xăng dầu dự trữ và... nín thở chờ bão đổ bộ.
Quảng Ngãi: Tàu thuyền ngư dân chạy tránh bão
Đến chiều 9-11, tổng số tàu thuyền của tỉnh Quảng Ngãi đang ở trên các vùng biển quần đảo Hoàng Sa là 144 phương tiện với 2.357 lao động; quần đảo Trường Sa là 50 phương tiện/897 lao động (có 49 phương tiện đang trú bão tại các đảo, 1 tàu đã vào Malaysia tránh bão).
Phóng to |
Thanh Hóa: Còn hàng trăm tàu thuyền trên biển
Chiều 9- 11, thông tin từ Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa cho biết, toàn tỉnh có 7.038 phương tiện (23.344 lao động) vào bờ tránh trú bão an toàn, hiện đang neo đậu trong các âu neo đậu tàu thuyền, bến cá, cửa sông của tỉnh.
Phóng to |
Ngư dân xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đưa thuyền lên bờ tránh trú bão Hải Yến- Ảnh: Hà Đồng. |
Hiện nay, sáu huyện, thị ven biển của Thanh Hóa còn 463 phương tiện (1.389 lao động) đang hoạt động trên biển, trong đó có 438 phương tiện (1.263 lao động) hoạt động gần bờ, đi về trong ngày, chiều tối 9-11 vào bờ tránh bão.
25 phương tiện (126 lao động) đang hoạt động ở vùng biển Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Ninh, Hải Phòng, đã nắm được thông tin cảnh báo tình hình, hướng đi của bão Hải Yến, đang chạy vào bờ tìm nơi neo đậu an toàn trong chiều nay.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận