Người dân đeo khẩu trang khi đi mua sắm ở trung tâm thương mại - Ảnh: T.T.
Trong đó, tập trung xử lý các hành vi tung tin sai sự thật gây hoang mang dư luận; các hành vi găm hàng, tăng giá gây bất ổn thị trường; các hành vi vi phạm về cách ly y tế, biện pháp phòng chống dịch...
Đáng lưu ý, việc không đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 100.000 - 300.000 đồng (theo điểm a, khoản 1, điều 11 nghị định số 176/2013).
Chủ tịch UBND cấp huyện, giám đốc Sở Y tế hướng dẫn chủ tịch UBND cấp xã, công chức, viên chức ngành y tế, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, xử lý.
Tổ chức, cá nhân không chấp hành biện pháp tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, hạn chế tập trung đông người… bị xử phạt từ 5 triệu - 10 triệu đồng (theo khoản 4, điều 11, nghị định 176/2013). .
Các đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không tuân thủ, chủ tịch UBND cấp xã là trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cấp xã ban hành quyết định cưỡng chế để chuyển từ cách ly y tế tại nơi cư trú sang cách ly tại cơ sở y tế.
Cơ quan công an cấp xã nơi đối tượng cư trú thực hiện việc thông báo nội dung của quyết định cưỡng chế cách ly y tế cho đối tượng bị áp dụng cưỡng chế cách ly, thân nhân của họ; đưa người bị áp dụng cưỡng chế cách ly đến cơ sở khám, chữa bệnh để cách ly y tế; phối hợp với cơ sở y tế giám sát đối tượng...
Nếu đối tượng không chấp hành thì chủ tịch UBND cấp xã, công chức, viên chức ngành y tế lập biên bản chuyển chủ tịch UBND huyện hoặc chánh thanh tra Sở Y tế ra quyết định xử phạt từ 2 triệu - 5 triệu đồng (điểm b, khoản 1, điều 10, nghị định 176). Trường hợp có dấu hiệu tội phạm hành sự thì chuyển hồ sơ cho quan tố tụng hình sự.
Các hành vi tung tin sai sự thật, tin giả gây hoang mang dư luận; các hành vi gian lận thương mại, găm hàng, tăng giá (nhất là các mặt hàng thiết yếu như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn...) cũng sẽ bị xử phạt theo quy định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận