Cụ thể, các sở Tài chính phải theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường, đặc biệt đối với những hàng hóa, dịch vụ phục vụ tết gồm gạo nếp, gạo tẻ, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau xanh, trái cây, bánh kẹo, bia, rượu, nước ngọt, hoa, cây cảnh, cước vận chuyển hành khách, giá trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô, vé tham quan....
Giá cả phải bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là các địa phương có xảy ra lũ lụt.
Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, găm hàng, tung tin thất thiệt gây tăng giá đột biến, cục bộ. Đồng thời kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quy định cho người dân vùng gặp thiên tai, lũ lụt, cứu đói cho dân trong thời kỳ giáp hạt và trong dịp Tết theo đúng đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội.
Mặt khác, các Sở Tài chính phải kiểm tra, thanh tra chặt chẽ việc niêm yết giá đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá như lương thực, thực phẩm, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, gas, cước vận tải...
Riêng đối với giá cước vận tải hàng khách bằng ô tô, cơ quan quản lý giá cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, lợi dụng lượng hành khách tăng trong dịp lễ, tết, cao điểm để tăng giá ở mức cao.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận