TTCT_ EU đang tập trung tâm lực giải quyết cuộc khủng hoảng di dân, trong đó việc quan trọng không kém chuyện bố trí định cư là ngăn chặn các tay súng IS theo dòng người tràn vào châu Âu. Hàng ngàn di dân chen chúc tại đảo Lesbos, thuộc Hi Lạp, đêm 7-9 chờ lên tàu đến Athens- Reuters Cộng đồng Hồi giáo hiện có ở châu Âu vốn hình thành từ những trường hợp nhập cư đơn lẻ, trải qua nhiều thập niên tập hợp lại vẫn giữ bản sắc khá biệt lập của mình như chuyện phụ nữ Hồi giáo người Ả Rập nhất quyết không chịu bỏ tấm che mặt kể cả trong trường hợp cần phải để cảnh sát nhận diện. Nay chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm ngàn người cùng nhập cư, hình thành những cộng đồng lớn “đầy bản sắc” trong một châu Âu vốn yên bình, hòa hiếu nhưng văn minh khác biệt quá xa... thì điều gì sẽ xảy ra? Hiểm họa lớn nhất từ khủng bố IS tại Libya đã công khai thề sẽ đánh đến tận “trái tim của quân Thập Tự” (Thiên Chúa giáo) ở Vatican. Lời đe dọa này không viển vông. Bờ biển Libya, nơi IS có hai căn cứ lớn ở TP Darna (miền đông) và Sert (đoạn giữa miền duyên hải), chỉ cách nước Ý chưa đầy 500km qua Địa Trung Hải. Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo với EU về việc hàng ngàn tay súng IS được huấn luyện tại Iraq và Syria đang tìm cách vượt biên trở lại Thổ Nhĩ Kỳ theo dòng người tị nạn thâm nhập châu Âu. Các nguồn tin Ả Rập cho rằng IS là một trong những tổ chức đang điều hành dòng người tị nạn này vừa để thu số tiền khổng lồ, vừa có đường trà trộn tiếp cận châu Âu thực hiện các chiến dịch khủng bố. EU đang tập trung tâm lực cùng giải quyết cuộc khủng hoảng di dân qua việc tiếp nhận và bố trí định cư, đồng thời tìm cách ngăn chặn dòng người tiếp tục tràn vào châu Âu. Mũi nhọn của “ngăn chặn” là triệt phá các mạng lưới tổ chức người tị nạn vượt biên, nhưng cơ bản nhất là phải giải quyết nguồn gốc khiến hàng triệu người ở các quốc gia Trung Đông - Bắc Phi phải từ bỏ quê hương ra đi tìm cuộc sống bình yên. Chính việc chấp nhận những người đã đến được châu Âu mặc nhiên khuyến khích hàng triệu người khác đang lay lắt trong các trại tị nạn ở các quốc gia láng giềng của Syria tìm đến châu Âu. Mỹ và các nước lớn vẫn tiếp tục những nỗ lực tìm giải pháp chính trị để chấm dứt các cuộc nội chiến tương tàn ở Syria, Libya, Sudan, Yemen, Iraq... Kịch bản chung là dàn xếp để các bên xung đột ngưng bắn, đàm phán tiến tới thành lập “chính phủ đoàn kết” với sự tham gia của tất cả các bên đang kình chống nhau. Thiện ý rất rõ ràng, nhưng các quốc gia đang hỗn loạn đều chìm ngập trong những mâu thuẫn nội tại mang nặng “đặc thù Ả Rập - Hồi giáo” khó lòng hóa giải. IS không phải là nguồn gốc duy nhất Lấy trường hợp Syria làm điển hình. Đây là nguồn lớn nhất tạo thành dòng người tị nạn tràn sang châu Âu. Khi mới nổ ra biểu tình phản kháng hồi tháng 3-2011, người biểu tình chưa có tổ chức, không bạo động, nhưng chính quyền của Tổng thống Assad đã dùng vũ khí tàn sát nhằm đè bẹp ý chí phản kháng ngay từ trong trứng nước. Từ giữa năm 2011 xuất hiện phản kháng vũ trang, rồi tổ chức đối lập lưu vong, quân đội chính phủ càng thẳng tay đàn áp và giết chóc. Bất cứ khu vực nào mà quân đối lập kiểm soát được, chính phủ đều dùng máy bay và đại bác tàn phá tan hoang, không quan tâm đến dân thường. Đó là nguồn gốc của tản cư, di cư và tị nạn tại Syria. Theo thời gian, phe đối lập được sự trợ giúp từ nhiều nguồn ngày càng có thêm vũ khí hạng nặng và thực thi “luật trừng phạt tương tự” (gọi là “Qesas”) để trả thù phe chính phủ. Họ cũng không nương tay bắn phá, đánh bom liều chết nhắm vào bất cứ nơi nào chính phủ đang kiểm soát. Khi bên này chiếm được một khu vực vốn do bên kia kiểm soát, dân thường tại chỗ đều bị phân loại để “xử lý”. Bắt bớ, tù đày tràn lan, không hiếm các vụ tàn sát tập thể nhắm vào thường dân bị tình nghi “đã hợp tác với đối phương”. Hiện trạng ấy kéo dài trên diện rộng suốt từ đầu năm 2014 đến nay, khiến hàng triệu người dân Syria buộc phải rời bỏ nhà cửa, quê hương để tránh chết thảm dưới bom đạn của cả quân chính phủ lẫn phe đối lập. Chính quyền Syria và các bên nước ngoài ủng hộ Tổng thống Assad quy trách nhiệm hoàn toàn cho “khủng bố” - thuật ngữ mà Damascus vẫn sử dụng để chỉ tất cả các nhóm đối lập vũ trang, kể cả IS. Nhưng IS mới nổi lên từ cuối năm 2013 tại Syria, trong khi sơ tán và tị nạn đã bắt đầu ồ ạt sang các quốc gia láng giềng từ cuối năm 2011. Hiện nay IS kiểm soát khoảng 50% diện tích Syria, nhưng đa số là các vùng đất hoang sơ mênh mông và dân cư thưa thớt. Dân chúng thuộc khu vực bị IS cai trị có bỏ đi hết cũng không lên đến hàng triệu người. IS không phải là tác nhân duy nhất hoặc chính yếu gây tàn phá và chết chóc khiến mấy triệu người Syria phải tha phương tị nạn. ■ Tags: Khủng hoảng di dânChâu Âu và di dân
Truyện ngắn: Trích đoạn Chiến tranh (J. M. G. Le Clézio) J. M. G. Le Clézio (trích) 15/11/2024 2561 từ
Bão Man-yi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 CHÍ TUỆ 17/11/2024 Tối 17-11, sau khi đổ bộ vào đảo Luzon (Philippines), siêu bão Man-yi đã suy yếu xuống cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16 và đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm nay.
Trấn Thành đừng vô duyên nữa: 'Đùa thì về nhà, đây là sóng truyền hình' TIẾU TÙNG 17/11/2024 Nhiều khán giả cho rằng không phải là người nổi tiếng thì thích nói gì thì nói, ngay sau bài viết ‘Trấn Thành đừng vô duyên nữa được không’ đăng tải trên Tuổi Trẻ Online ngày 17-11.
Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn BÌNH KHÁNH 17/11/2024 Quỹ đầu tư TAEL Two Partners muốn bán hơn 6,4 triệu cổ phiếu VNS của Vinasun. Nếu thành công, quỹ ngoại này sẽ 'cắt lỗ' thành công khi hạ tỉ lệ sở hữu về 0%.
Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường CÔNG TRIỆU 17/11/2024 Những tân sinh viên mồ côi cha mẹ hay cha mẹ đều mù, họ nghèo đến mức phải nghỉ học kiếm tiền, nhưng đã ‘vùng lên’ để bước vào giảng đường. Hôm nay họ được báo Tuổi Trẻ và các nhà hảo tâm tiếp sức đến trường.