* Học tiến sĩ thế này phải chăng là để có cái bằng, để thăng tiến và có thể chạy sô giảng dạy ở các trường ĐH? Theo tôi, bản chất của việc làm tiến sĩ là nghiên cứu. Bằng tiến sĩ chỉ là một chứng chỉ xác nhận bạn có khả năng nghiên cứu và đóng góp cho sự phát triển của khoa học. Để chứng minh được khả năng nghiên cứu của mình, bạn phải có khả năng đọc, viết báo khoa học và xuất bản công trình nghiên cứu của mình trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Nếu không có khả năng về tiếng Anh thì làm sao bạn có thể tham khảo các bài báo quốc tế? Làm sao bạn có thể biết rằng liệu công trình bạn đang theo đuổi đã được nước ngoài xuất bản rồi hay chưa? Làm sao bạn có thể đăng bài của mình ở các hội nghị quốc tế (chưa kể là hội nghị quốc tế có chất lượng)? Việc làm tiến sĩ thông qua phiên dịch là hết sức phản khoa học bởi vì người phiên dịch không nắm rõ chuyên ngành nghiên cứu và không thể truyền đạt một cách đúng đắn bản chất của một công trình khoa học.
* Một thực trạng đáng buồn là trong bộ máy nhà nước không hiếm người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ được các tổ chức nước ngoài cấp bằng nhưng “mù” ngoại ngữ. Vấn nạn sính bằng cấp như hiện nay bởi từ lâu xã hội đã có thói quen đánh giá trình độ con người dựa vào văn bằng, chứng chỉ mặc dù hai khái niệm “học vị” và “trình độ” là hoàn toàn khác nhau. Nếu chúng ta còn quan niệm trình độ con người đồng nghĩa với bằng cấp thì nhu cầu lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ còn gia tăng thay cho việc học tập, nghiên cứu khoa học thực chất.
* Cơ quan tôi đang có phong trào học tiến sĩ ở Philippines. Họ vẫn đi làm bình thường. Một năm họ sang bên đó khoảng hai tuần, 3-4 năm sau nghiễm nhiên thành tiến sĩ! Tôi nghĩ các chương trình quốc tế nên chú ý đến chất lượng. Đa số người học dạng liên kết từ xa này thi rớt đầu vào ở những trường uy tín trong nước nên tìm con đường học khác dễ dàng hơn.
* Hiện nay một số trường, trung tâm hay công ty đang tiếp thị học tiến sĩ không cần biết tiếng Anh, chỉ cần vài lần qua nước ngoài, mỗi lần vài ngày là có bằng tiến sĩ, không chỉ các đại học Philippines mà hiện nay một số đại học Malaysia cũng đang tiếp thị dạng học này. Đề nghị các trường đại học, cao đẳng và Bộ GD-ĐT ngăn chặn việc này, không công nhận và tuyển dụng các tiến sĩ học các chương trình như thế, nếu không khoảng vài năm nữa VN đầy tiến sĩ dạng này mà kiến thức không thực chất.
Không công nhận văn bằng PGS.TS Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT, cho biết có một số người mang bằng tiến sĩ của ĐH Bulacan với hình thức đào tạo như Tuổi Trẻ phản ánh đến cục để công nhận văn bằng. Cục đã kiểm tra và phát hiện đây là hình thức đào tạo từ xa, có hướng dẫn đúng như nội dung bài viết. Với hình thức đào tạo như vậy, cục đã tạm giữ lại và chưa công nhận văn bằng. Chương trình này chưa được phê duyệt nên bằng cấp sẽ không được công nhận. Theo khoản 2, điều 3 quyết định 77 của Bộ GD-ĐT, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD-ĐT VN cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại VN. Ông Nghĩa nói thêm hiện nay Bộ GD-ĐT chưa phê duyệt bất kỳ chương trình đào tạo từ xa nào của ĐH Bulacan tại VN. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận