TTCT - Ở tuổi 39, huyền thoại làng marathon Eliud Kipchoge quyết định thử sức với vai trò mới khi nhận lời làm HLV cho đội U20 điền kinh người tị nạn (ART). Ngay sau khi Liên đoàn Điền kinh thế giới (IAAF) thông báo về quyết định đặc biệt này, Kipchoge cũng trấn an người hâm mộ rằng anh vẫn đang tiếp tục sự nghiệp thi đấu chứ chưa hề có ý định dừng lại.Nơi tập luyện của các VĐV người tị nạn. Ảnh: REUTERSTranh cãi về tôn chỉ hoạt độngĐa phần người hâm mộ làng điền kinh có thể chỉ chú ý đến thông tin khi nào Kipchoge bắt đầu sự nghiệp HLV, hoặc anh có còn tranh tài ở Olympic 2024 hay không. Tuy nhiên cũng không ít sẽ thấy tò mò bởi thông tin về đội U20 điền kinh người tị nạn. 7 năm qua, làng thể thao thế giới đã quen thuộc với đoàn thể thao dành riêng cho người tị nạn ở các sự kiện lớn. Nhưng đội U20 điền kinh của họ vẫn là một khái niệm vô cùng đặc biệt."Đoàn thể thao người tị nạn" lần đầu xuất hiện ở Olympic 2016, khi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) ra quyết định đặc biệt nhằm ủng hộ cộng đồng người tị nạn. Năm 2015, hơn 1 triệu người từ những quốc gia châu Phi và Trung Đông đã phải rời bỏ tổ quốc để chạy trốn các cuộc chiến tranh. Nhiều người trong số đó là những VĐV tên tuổi. IOC đã quyết định ủng hộ 1,9 triệu USD để thành lập đoàn thể thao đặc biệt này.Tổng cộng 10 VĐV trong đoàn thể thao người tị nạn đã tranh tài ở Olympic Rio de Jainero (Brazil), bao gồm 3 môn thể thao là điền kinh, bơi lội và judo. Chính họ, chứ không phải Katie Ledecky hay Usain Bolt, mới là những người được truyền thông săn đón nhất ở Brazil mùa hè năm đó. Tất nhiên, những gì mà Yusra Mardini (bơi lội), Rose Lokonyen hay Anjelina Lohalith (điền kinh) mang đến Olympic 2016 không nổi bật ở thành tích, mà là ở giá trị truyền cảm hứng.Cô gái người Syria Yusra Mardini đã tiếp tục sự nghiệp VĐV bơi lội kể từ đó và liên tục được chọn làm đại sứ cho các tổ chức từ thiện ủng hộ người tị nạn. Cuộc đời của nữ kình ngư này được dựng thành phim vào năm 2022 và một năm sau, Mardini được tạp chí Time vinh danh trong top 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới.Lokonyen hay Lohalith cũng là những tên tuổi có sức ảnh hưởng sâu rộng trong giới thể thao và cộng đồng người tị nạn. Hai cô gái người Nam Sudan đã phải vượt hàng trăm km để chạy trốn những cuộc chiến tranh trên quê hương họ. Rồi kỳ Olympic 2016 đã thay đổi cuộc đời cả hai. Dưới màu cờ người tị nạn, họ lại trở thành đồng đội, cùng thi đấu ở hai kỳ Olympic (2016 và 2020) cũng như 2 Giải vô địch thế giới (2022 và 2023).Nhưng cũng như mọi câu chuyện thể thao đỉnh cao khác, đoàn ART không phải là không có những rắc rối. Năm 2019, Dominic Lobalu, chàng trai cũng người Nam Sudan, gây tranh cãi khi rút khỏi đoàn thể thao đặc biệt này. Lobalu gia nhập ART từ năm 2017 và sau hai năm tập luyện trong trại tập huấn đặc biệt ở Kenya, anh là một trong những VĐV người tị nạn hiếm hoi tiệm cận đẳng cấp thế giới. Nhưng chân chạy người Nam Sudan sau đó gặp khúc mắc chuyện tiền nong với những người quản lý của ART. Lobalu chiến thắng giải chạy Geneva Marathon và sau đó được thông báo giải đấu này không có tiền thưởng. Bực tức vì các quy định ràng buộc của IOC, Lobalu cùng ít nhất 2 VĐV khác đã rút khỏi ART để xin gia nhập một trại tị nạn khác ở Thụy Sĩ.Câu chuyện của Lobalu gây ra nhiều tranh cãi về các đội tuyển ART. Có người đặt câu hỏi, phải chăng mọi chính sách hỗ trợ, và ý tưởng thành lập đoàn thể thao người tị nạn của IOC chỉ là động thái truyền thông, và những người tị nạn có đang thực sự được quan tâm? "Họ truyền đạt cho chúng tôi ý nghĩ hãy chấp nhận mọi thứ mình có, đừng đòi hỏi tiền bạc", Lobalu tuyên bố.Sẽ có nền tảng đào tạoTuy nhiên cũng cần nhìn nhận rằng chính từ trại tập huấn ART của IOC, tài năng của Lobalu mới có cơ hội phát triển. Trước khi tham dự Giải vô địch thế giới 2019 trong màu áo người tị nạn, anh chưa bao giờ dám mơ đến việc thi đấu cùng những VĐV hàng đầu thế giới. Nhưng sau 2 năm ở đây, Lobalo đã tiến một bước dài trên đường sự nghiệp. Và dù đổ vỡ quan hệ, IOC vẫn hỗ trợ Lobalo khi tạo tiền lệ chưa từng có - cho phép anh thi đấu đại diện cho Thụy Sĩ kể từ năm 2026, ngay cả khi anh khó có khả năng được nhập quốc tịch.Ngoài Lobalu, một số VĐV như Lohalith, Eisa Mohammed, Tachlowini Gabriyesos cũng cho thấy sự tiến bộ đáng kể trong màu áo đội tuyển người tị nạn. Ở Olympic Tokyo, Gabriyesos về đích thứ 15 trong gần 100 VĐV tham dự nội dung marathon, chỉ kém nhà vô địch Kipchoge 6 phút. Nhờ sự hỗ trợ của IOC và cả thế giới, không ít VĐV người tị nạn cho thấy họ thực sự có khả năng giành vé dự những đấu trường đẳng cấp nhất, chứ không chỉ là suất "tình thương".7 năm sau Olympic 2016, IAAF lại lập nên cột mốc đặc biệt nữa cho thể thao người tị nạn, khi quyết định thành lập đội điền kinh U20 ART. Một nhóm VĐV và cựu VĐV tên tuổi nhận lời tham gia huấn luyện cho đội điền kinh này. Đó là Janeth Jepkosgei - từng giành HCV 800m ở Giải vô địch thế giới 2007, giáo sư ngành khoa học thần kinh Barbara Moser-Mercer, chuyên gia thể lực Arcade Arakaza, và Kipchoge. Đại bản doanh của đội là trại tị nạn Kakuma nằm gần biên giới Nam Sudan."IAAF cam kết sẽ góp một tay để cải thiện đời sống người tị nạn thông qua chương trình huấn luyện thể thao, phát triển kỹ năng, các nỗ lực truyền thông và vận động thay đổi chính sách. Chúng tôi sẽ bắt đầu từ nền tảng đào tạo trẻ, để các VĐV người tị nạn thực sự có cơ hội như mọi người", cơ quan đầu não liên đoàn điền kinh thế giới thông báo. Việc thành lập một đội tuyển trẻ, được dẫn dắt bởi những tên tuổi hàng đầu trong làng điền kinh, cho thấy sự nghiêm túc của IAAF.Tháng 1 tới đây, đội điền kinh U20 ART sẽ bắt đầu đi vào tập luyện, và giải đấu đầu tiên của các VĐV tị nạn này là Giải vô địch điền kinh thế giới U20 diễn ra vào tháng 8 ở Peru. Nếu suôn sẻ, như kế hoạch mà Kipchoge đưa ra, những học trò đầu tiên trong sự nghiệp huấn luyện của anh sẽ tự mình giành vé đến Olympic 2028, chứ không chỉ là tấm vé "tình thương" do IOC trao tặng.■ Thành tích tăng dầnTrong lần đầu tiên được tham dự một giải đấu quốc tế ở Olympic Rio de Janeiro, Lohalith về đích áp chót nội dung 1.500m với thành tích 4 phút 47,38 giây, và tất nhiên chỉ dừng bước tại vòng loại. Nhưng sau 5 năm, cô đã cải thiện được thành tích lên 4 phút 31,65 giây, và ở Giải vô địch thế giới 2022 là 4 phút 23,84 giây, tiệm cận những VĐV hàng đầu của châu Á. Nên nhớ, khi bắt đầu được tập luyện trở lại ở đội tuyển ART, Lohalith đã 23 tuổi. Đó là cơ sở để tin rằng nếu được đào tạo sớm hơn, những cô gái, chàng trai tị nạn từ châu Phi, Trung Đông và Trung Á sẽ thực sự trở thành những ngôi sao hàng đầu. Tags: Điền kinhNgười tị nạnỦy ban Olympic quốc tếTruyền cảm hứngVô địch thế giới
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Chi tiết toàn bộ bảng lương công chức áp dụng năm 2025 THÀNH CHUNG 22/12/2024 Dưới đây là chi tiết toàn bộ bảng lương công chức được áp dụng từ năm 2025. Bảng lương được tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.
16 hợp đồng trị giá 286 triệu USD ký tại triển lãm quốc phòng quốc tế NAM TRẦN 22/12/2024 Các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng.
TP.HCM phủ kín mạng 5G trong năm 2025 ĐỨC THIỆN 22/12/2024 Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP.HCM (HCMC C4IR) ngay trong năm 2025.
Nga sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Mỹ với 1 điều kiện MINH KHÔI 22/12/2024 Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Matxcơva sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây khác, nhưng không đánh đổi lợi ích quốc gia.