Mà đâu chỉ có thế! Chỉ ví dụ nhỏ thôi mà đến nay vẫn còn hậu quả là hàng loạt trường nghề mọc lên ở nhiều nơi bởi nhiều dự án, nhưng không có... học viên.
Chúng ta chứng kiến nhiều công trình bỏ dở hoặc đầu tư thiếu hiệu quả, chung quy lại đổ lên người dân chịu thuế và lại chồng chất thêm gánh nặng ngân sách quốc gia.
Nguyên nhân cố ý làm thất thoát tài sản nhà nước do phẩm chất suy đồi của một bộ phận cán bộ lãnh đạo quản lý có thể thấy rõ. Nhưng còn nguyên nhân khác.
Đó là sự kém năng lực lãnh đạo, quản lý tài chính để ra các quyết định chính xác trong những thời điểm cần thiết cho các hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất.
Điều đáng nói là cải cách tài chính công là một trong các cấu phần của chương trình cải cách hành chính quốc gia mới chỉ dừng ở các nguyên tắc phân bổ, tăng quyền tự chủ, định mức chi tiêu, kiểm tra giám sát, mà chưa tập trung bồi dưỡng năng lực quản lý tài chính cho những người đứng đầu các cơ quan công quyền và cả các cơ sở dịch vụ công.
Có thể nói rất nhiều người đứng đầu hoặc có vai trò quản lý dự án khá lơ mơ về quản lý tài chính vì họ không được đào tạo bài bản, được trải nghiệm và khi bổ nhiệm thì yếu tố về năng lực quản lý nguồn lực tài chính chưa được chú ý.
Đào tạo về quản lý tài chính cho các “quan chức” trước hết làm cho những người này có kiến thức và kỹ năng huy động nguồn lực tài chính, phân bổ, sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả và minh bạch, phù hợp với quy hoạch được thiết kế tốt.
Thực tế cho thấy không ít người đứng đầu cơ quan hành chính hoặc cơ sở dịch vụ công hay các doanh nghiệp nhà nước quyết định chi tiêu hằng năm từ hàng chục tỉ đến hàng trăm tỉ đồng hoặc quản lý dự án hàng nghìn tỉ nhưng rất thiếu kiến thức về kinh tế - tài chính nên sai phạm trong quản lý tài chính rất dễ xảy ra.
Đã có không ít cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng vắng bóng học sinh như nhiều trường nghề tại nhiều tỉnh thành.
Một phần do quy hoạch các trường và chồng chéo ngành nghề đào tạo của trường thuộc bộ ngành trung ương và địa phương, nhưng nếu người đứng đầu có năng lực tài chính chắc chắn sẽ không ra quyết định đầu tư khi chưa rõ hiệu quả như vậy.
Thực tiễn cho hay những tổ chức hành chính, cơ sở dịch vụ công hay doanh nghiệp có người lãnh đạo am hiểu về tài chính thường những cơ sở đó có điều kiện phát triển rất tốt trên cơ sở huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả từ xã hội.
Chúng ta nói “tiết kiệm là quốc sách”, nhưng trong thực tế không ít trường hợp chúng ta đã khá lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, nguồn năng lượng, tài nguyên, thời gian và cả không gian.
Không ai có thể giàu lên từ hoang phí và cũng không có quốc gia nào trở nên hùng mạnh mà lãng phí nguồn lực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận