Bởi, sau những thất bại, từ năm 2000 họ đưa ra chiến dịch đào tạo mang tính quốc gia, từ CLB hạng 2 trở lên đều có học viện bóng đá và có ngân sách đào tạo trẻ. Sau 14 năm thực hiện chiến dịch, đội bóng Đức không có các ngôi sao tầm cỡ như Ronaldo, Messi... nhưng đội hình hôm nay có vai trò, tư thế như nhau và vận động theo khối hoàn chỉnh, thống nhất với sự diệu ảo, ma thuật như khối vuông rubic khiến thủ tướng Đức trở thành CĐV nhiệt tình nhất nước Đức.
Và dường như mô hình bóng đá Đức được ông Klinsmann áp dụng ở Mỹ khiến người dân Mỹ hôm nay mê bóng đá hơn. Bỉ, Anh... cũng áp dụng mô hình này của Đức để phát triển bóng đá nước mình.
World Cup 2014 là nơi 32 đội bóng thi đấu nhưng chỉ có một đội chiến thắng. Nghĩa là có 31 đội thất bại. Nghĩa là Bỉ, Mexico, Algeria, Costa Rica... cuối cùng cũng thất bại, nhưng sự thất bại của họ được tôn vinh vì họ là những chiến binh quả cảm chiến đấu cho danh dự nước nhà. Nhưng có hai người mà chiến thắng cũng không có cảm giác tột cùng, mà thất bại thì quả là tủi hổ tột bậc. Đó là hai HLV: Del Bosque (Tây Ban Nha) và Luiz Felipe Scolari (Brazil).
Hai HLV ấy từng là thuyền trưởng lèo lái đội bóng vô địch thế giới. Cứ tưởng hào quang chiến thắng ấy sáng rực mãi với thời gian nên ôm khư khư đội bóng để tham gia mọi đấu trường. Cuối cùng, sự biến ảo của đối thủ khiến hai vị HLV ôm về những thất bại nặng nề không tưởng.
Khối vuông rubic không tự trở thành lập phương ma thuật, mà trở thành diệu ảo khi những khối vuông nhỏ vận hành trong khối vuông lớn. Hai vị HLV ấy nói riêng và bóng đá nói chung hướng đến chiến thắng theo kiểu cá nhân, xây nhà từ nóc chắc chắn sẽ thất bại. Đội bóng Đức hôm nay có thể ví như khối rubic bóng đá.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận