Chương trình khuyến khích hình thành thói quen tái chế, giảm rác thải nhựa.
Sáng kiến nhằm truyền cảm hứng cho người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ Gen Z trong việc thu gom chai và lon đã qua sử dụng, đồng thời trực tiếp tham gia tái chế rác thải nhựa.
"Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" thúc đẩy thu gom và tái chế
Triển khai chương trình, Coca-Cola lần đầu hợp tác với BOTOL để lắp đặt các máy thu gom chai và lon tại các khu dân cư như M-One Nam Sài Gòn, The Park Residence, D1 Phú Lợi, Golden Mansion và các trường đại học như ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Công Thương TP.HCM, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc Gia TP.HCM, ĐH Ngân hàng TP.HCM và ĐH Gia Định.
Chương trình khởi động tại các khu chung cư và trường đại học tại TP.HCM
Từ ngày 19-8-2024 đến 13-10-2024, người dân TP.HCM có thể tham gia chương trình với cách thức vô cùng đơn giản. Người chơi chỉ cần bỏ chai nhựa hoặc lon rỗng vào máy để tích chai.
Sau đó, người chơi đăng ký thông tin cá nhân qua ứng dụng Zalo để tham gia chương trình và quy đổi số chai thành các phần thưởng hấp dẫn như tiền trong ví điện tử ZaloPay hay voucher Urbox. Bên cạnh đó, chương trình cũng trao nhiều giải thưởng hằng tuần và giải chung cuộc cho những người chơi có thành tích thu gom chai và lon cao nhất.
Người tiêu dùng tại TP.HCM cũng có thể cùng nhãn hàng tham gia chương trình thông qua ứng dụng thu gom ve chai công nghệ VECA trên điện thoại thông minh. Sử dụng ứng dụng VECA, người dùng có thể đặt lịch theo thời gian và địa điểm thuận tiện nhằm kết nối trực tiếp với các bên thu gom để bán các chai nhựa và lon đã qua sử dụng, đồng thời tích chai và lon để đổi những phần quà hấp dẫn.
Tái sinh chai nhựa vì một thế giới không rác thải
Chai nhựa sau khi sử dụng, nếu không được xử lý đúng cách sẽ trở thành rác thải, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nếu được thu gom và tái chế đúng cách, chai nhựa có thể được "tái sinh" nhiều lần với vòng đời mới, mang lại giá trị cho nền kinh tế và môi trường.
Trong chương trình lần này, người tiêu dùng sẽ cho các chai nhựa, lon rỗng vào máy BOTOL, máy sẽ nghiền thành nhiều mảnh nhựa và phân loại riêng biệt. Những mảnh chai nhựa sẽ được chuyển đến cơ sở tái chế của Duy Tân, nơi chúng trải qua quá trình xử lý kỹ lưỡng.
Tại đây, các mảnh chai nhựa được làm sạch, nghiền nhỏ hơn và chế biến thành các hạt nhựa PET tái chế và sau đó được định hình thành phôi chai. Từ quy trình xử lý, chai nhựa tái chế được tạo ra, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn bao bì thực phẩm cho một vòng đời mới.
Coca‑Cola xem phát triển bền vững là trọng tâm của các hoạt động
Tái sinh chai nhựa mang lại nhiều lợi ích như: góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường; tiết kiệm nguồn tài nguyên; giảm thiểu lượng khí thải nhà kính; thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn theo sự khuyến khích của Chính phủ.
Tại Việt Nam, năm 2022, thương hiệu đã ra mắt sản phẩm chai 300ml làm từ 100% nhựa tái chế rPET (trừ nắp và nhãn chai), giảm sử dụng ước tính 2.000 tấn nhựa nguyên sinh hằng năm.
Coca-Cola đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu gom và tái chế tương đương 100% số lượng chai và lon đã bán ra, và dùng 50% vật liệu tái chế cho bao bì sản phẩm
Đại diện nhãn hàng chia sẻ: "Coca-Cola tin rằng mỗi hành động của chúng ta dù nhỏ đều có thể tạo nên sự thay đổi thiết thực. Thông qua chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối", chúng tôi khuyến khích người tiêu dùng xây dựng thói quen thu gom và tái chế, qua đó cùng chung tay 'Vì một thế giới không rác thải'".
Với những nỗ lực không ngừng trong việc thúc đẩy thu gom, tái chế và nâng cao nhận thức cộng đồng để giảm thiểu rác thải nhựa, Coca-Cola đã và đang tạo ra những thay đổi tích cực, hướng tới một tương lai bền vững.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận