29/11/2024 18:26 GMT+7

Khói cháy rừng làm tăng nguy cơ bị mất trí

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại bang California, Mỹ chỉ ra rằng việc tiếp xúc lâu dài với khói cháy rừng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc chứng mất trí.

Khói cháy rừng làm tăng nguy cơ bị mất trí - Ảnh 1.

Cháy rừng không chỉ gây thảm họa sinh thái mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người - Ảnh: REUTERS

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thu thập từ năm 2008 đến 2019 của 1,2 triệu cư dân trên 60 tuổi tại miền Nam California. Tất cả những người này đều không mắc chứng mất trí khi bắt đầu nghiên cứu.

Theo ước tính, trung bình mỗi người tiếp xúc với ô nhiễm không khí dạng hạt bụi mịn (PM2.5) liên tục trong 3 năm.

Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ mỗi 1 microgam/m3 (mcg/m3) nồng độ khói ô nhiễm từ cháy rừng tăng thì nguy cơ chẩn đoán mắc chứng mất trí tăng 18%.

Ngoài ra, việc tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 không phải từ cháy rừng cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều.

Tiến sĩ Joan Casey, trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Washington ở Seattle, cho biết mặc dù tỉ lệ tăng lên là khá nhỏ, nhưng nếu tiếp xúc với khói cháy rừng nghiêm trọng trong vài ngày, nồng độ PM2.5 có thể đạt mức rất cao lên tới 300 mcg/m3.

Nghiên cứu này nêu bật những rủi ro về sức khỏe do khói cháy rừng gây ra, trong bối cảnh tần suất và cường độ của cháy rừng tại Mỹ trong những năm gần đây ngày càng tăng.

Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cũng đưa ra các chiến lược giúp giảm thiểu việc tiếp xúc với loại ô nhiễm này.

Khói cháy rừng làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí - Ảnh 2.12.000 người chết mỗi năm vì khói cháy rừng

Nghiên cứu mới đây cho thấy nhiệt độ toàn cầu tăng dẫn đến nhiều vụ cháy rừng hơn và khiến hơn 12.000 người chết mỗi năm, do hít phải khói độc hại từ cháy rừng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên