28/11/2019 18:30 GMT+7

Khoảnh khắc thay đổi đời tôi: Em bé phơi đồ và tôi

NGUYỄN ĐĂNG HƯNG
NGUYỄN ĐĂNG HƯNG

TTO - Ngày đó, tôi và đoàn sinh viên đến thăm trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi. Các bạn háo hức. Còn tôi tâm trạng trĩu nặng vì biết nơi đó có nhiều mảnh đời cũng mang hình hài khuyết tật như mình...

Khoảnh khắc thay đổi đời tôi: Em bé phơi đồ và tôi - Ảnh 1.

Từ khi nhận thức được "số trời ban cho", tôi mặc cảm nặng nề. Tôi hận số phận sinh ra mình. Tôi cũng hận cái nghèo không có tiền chữa trị nên tôi phải mang danh "thằng cà thọt" vào đời.

“Nếu 13 năm trước tôi không đến thăm trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, không gặp các trẻ bất hạnh, thì đường đời tôi chắc rằng sẽ không có nghị lực để đi đến hôm nay.

NGUYỄN ĐĂNG HƯNG

"Mình phải làm được"

Đến đấy ư? Tôi sẽ đối diện với mình, với nhiều đôi chân lệu khệu, khẳng khiu, nên ban đầu tôi tính không đi. Nhưng rồi, vì trách nhiệm, tôi cũng đi đến nơi có những "chiếc gương soi" đời mình.

Các bạn tôi vào tặng quà, vui đùa cùng những tâm hồn non nớt kém may mắn. Tôi vẫn ngồi trên xe, lòng trỗi dậy mặc cảm. Tôi muốn vào bên trong hò hát cùng đám bạn và tự tay tặng quà cho các em, nhưng... Vào? Không vào! Vào? Không vào! Tôi nghĩ mình đến đây là sai lầm, là vô nghĩa. Tôi định đi xe ôm quay về.

Đang bần thần, bất chợt tôi thấy đứa trẻ bên hông nhà, dáng em đi xiêu lệch, tay bưng khệ nệ thứ gì nặng nhọc. Em cố leo lên chiếc ghế trật vuột, tay chân quặt quẹo. 

Rồi em treo đồ lên phơi, em với tay lên mà hụt xuống. Chân phải em nhỏ xíu quẹo ngang, hai chân chẳng trụ vững trên ghế. Tay phải em cũng quều quào không nắm chắc nổi móc đồ.

Tôi mở cửa xe, cũng "cà thọt" bước về phía em.

- Để anh treo lên cho!

- Dạ khỏi. Em mần được rồi.

Em cố rướn người lên lần nữa. Giá đồ không cao so với tầm tay em nếu không có cục gù trên lưng kéo xệ xuống và đôi chân xiêu quẹo. 

Rồi em cũng tự mình làm xong. Tôi ngồi xuống, nhìn vào bên trong nhà. Nhiều em đang đi khập khiễng bên nhau. Có em thì khiếm thị lần mò từng bước giữa các trẻ khác, cũng nhìn nhìn ngó ngó mà không thấy thế giới.

- Em bao nhiêu tuổi rồi? - tôi hỏi.

- Em 13 tuổi.

- Em có đi học không?

- Dạ có. Em chỉ mới học lớp 5!

- Sao em không nhờ người khác treo đồ giùm? Bưng nặng và đứng lên vậy lỡ té thì sao?

- Em tập làm cho quen. Chuyện nhỏ mình phải làm được, không nên nhờ người khác! Đâu phải đụng chuyện gì cũng nhờ, làm không được thì la khóc. Mai mốt cô chú già chết rồi ai làm giùm mình! Cô chú ở đây dạy vậy - em nói.

Nhìn các em, tôi đã "với mình" lên

Tôi ngồi bên cạnh em. Em kể tôi nghe vì sao em ở đây và cuộc sống của những đứa trẻ mồ côi, bệnh tật... Trong nhà, các bạn tôi đang nựng nịu, ầu ơ những trẻ chỉ nằm một chỗ. Nhìn lại phần mình, tôi thấy diễm phúc vì còn đạt được con số lưng chừng nào đấy của định mệnh!

Nhìn các em, tôi trách mình trước đây chưa một lần gồng mình "với tay cao để treo đồ". Tôi chỉ biết rút mình vào than thân trách phận. Tôi quá ít dựa vào chính mình, dẫu rằng so với em ở trung tâm này, tôi còn may mắn hơn trăm lần. 

Sao em vẫn sống lạc quan và vẫn tự làm bằng đôi tay, đôi chân xiêu vẹo? Sao các trẻ phải nằm một chỗ trong kia vẫn kiên cường sống khi hằng ngày chịu đựng biết bao đau đớn. Còn tôi?

- Anh là sinh viên đi chung đoàn tới thăm à? Em khoái làm sinh viên lắm. Cô chú ở đây kêu em gắng học để thi bác sĩ, em lại thích công an.

Tôi chạnh lòng trước suy nghĩ ngây thơ của em. Em có biết rằng đâu phải ước mơ nào cũng làm được. Mà thôi, dù sao ước mơ, niềm tin và nghị lực là thứ calo huyền bí nuôi sống sinh thể con người trong hoàn cảnh khổ cùng nhất. Thứ calo ấy không phải ăn là có!

Chia tay em, chia tay những ánh mắt trắng toát, những nụ cười vô thức, những bước đi nghiêng ngả, tôi trở về với biết bao câu hỏi tự vấn hằng đêm. Tôi sẽ làm. Tôi sẽ "với tay, với người" qua mặc cảm, qua nghịch cảnh trong hiện tại và tương lai như em bé khuyết tật cố rướn tay treo đồ lên giá.

Từ ngày trở về, tôi luôn đặt mình vào hoàn cảnh của các em kém may mắn ấy để sống và vượt lên khó khăn. 

Mỗi lần đụng chuyện gì khó, có khi muốn bỏ cuộc, tôi lại tự trấn an bằng hình ảnh của các trẻ khuyết tật và văng vẳng câu nói của em: "Em tập làm cho quen, chuyện nhỏ mình phải làm được, không nên nhờ người khác...".

Và rồi, tôi đã vượt qua thời đại học với bao nghèo khó, mặc cảm. Tôi cũng bỏ được suy nghĩ ganh tị, tự kỷ để sống vui vẻ, hòa đồng. Khoảng thời gian thực tập và gần thi tốt nghiệp đại học, tôi lại rơi vào tình trạng nản lòng. 

Tôi tiếp tục tự vấn và lại nghĩ đến các em. Phải cố gắng! Những ngày thực tập, đứng trước bao ánh mắt học trò, bạn bè, với dáng vẻ "khập khễnh", tôi ngượng ngùng, chẳng tự tin giảng bài thơ mà tôi tâm đắc. Tôi chán nản, muốn quăng phấn rời bục giảng.

Tôi cố dằn lòng. Lần giảng sau, trước ngày lên lớp, tôi tự vẽ lại hình ảnh những đứa trẻ ở trung tâm và ghi vào đó câu nói của em: "Em tập làm cho quen, chuyện nhỏ mình phải làm được, không nên nhờ người khác! Đâu phải đụng chuyện gì cũng kêu, làm không được thì la khóc...".

Tôi đặt bức họa "nỗi ám ảnh" trên bàn, và tôi giảng bài thơ "Hành lộ nan" của Lý Bạch say sưa. Cuối bài, tôi rút ra kết luận "Lời trữ tình ngoại đề" dựa theo câu nói của em. Chỉ khác một điều, con đường trong thi ca có quanh co, gian khổ cũng chỉ là con đường của thi ca. 

Còn con đường đời bắt buộc các em phải hành động, phải đi thật trên "lộ nan" đó, dù là những bước xiêu vẹo của số phận kém may mắn!

Ra trường, tôi không theo nghề giáo mà rẽ theo con đường khác - "lộ nan" hơn rất nhiều. Nhưng tôi vẫn đứng trên "lộ nan" đó để đi. Có lúc thất bại, vấp ngã, tôi lại nhớ đến em và các đứa trẻ năm xưa.

Giờ đây, tuy chưa thành công lắm trên con đường đã chọn nhưng tôi cảm thấy tự hào về mình. Một người mặc cảm, bi quan, nghèo khó, "học dở"... thì đầu năm 2016 tôi bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ loại xuất sắc tại một trường đại học uy tín ở TP.HCM. Và không lâu nữa, chưa biết kết quả ra sao, nhưng tôi tin sẽ tốt nghiệp tiến sĩ ở trường đại học này.

"Từ ngày 18-10 đến 25-11, cuộc thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi" lần 2 đã nhận được bài dự thi của những bạn đọc:

Võ Trần Thanh Thy (TP.HCM), Nguyễn Hoàng Chương (TP.HCM), Trần Thị Thùy Dung (TP.HCM), Lệ Vênh Lý (Lâm Đồng), yenhaidam654 (Vĩnh Phúc), Nguyễn Thị Cúc (Bình Thuận), Phạm Thị Kim Dung (BR-VT), Phạm Văn Hơn, Đinh Thị Thu Điểm (Đồng Tháp).

Cao Lê Thị Hoài (BR-VT), Nguyễn Trần Thanh Trúc (TP.HCM), Trương Thị Chung (Gia Lai), An Bình Vũ (Hải Dương), Nguyễn Thái Phương Hạnh (Đắk Lắk), Nguyễn Đức Nghị (Hà Nội), Nguyễn Văn Dũng (TP.HCM), Lê Thu Thảo (Hà Nội), Hoàng Thị Thu Hằng (Hải Dương), Trương Hương Ly (Tuyên Quang).

Đoàn Anh Quân (Quảng Nam), Nguyễn Thị Phương Thảo (TP.HCM), Phan Thị Hồng Nhi (Đồng Nai), Nguyễn Thùy Dương (Hà Nội), Võ Thị Mỹ Hạnh (Gia Lai), Nguyễn Thái Phương Thảo (Khánh Hòa), Mốc Meo (Hà Nội), Trương Thị Thúy (Bình Định), Nguyễn Thị Hường (Bắc Ninh), Lê Hoàng Trang (TP.HCM), Nguyễn Thị Bích Liễu (TP.HCM), Cao Xuân Lĩnh (TP.HCM), Đào Đình Tuấn (TP.HCM), Lương Mỹ Hạnh (Sơn La), Huỳnh Long Ngân (Bình Dương), Vũ Thị Thân (TP.HCM), Lường Thị Dung (Ninh Bình), Đỗ Thoan (TP.HCM), Đặng Thị Thùy Nga (An Giang), Nguyễn Thị Hiền (Hải Dương).

Bùi Thị Sơn (Hải Dương), Phạm Thanh Thắng (Cao Bằng), Đinh Thị Phương Nhung (Thái Bình), Trần Văn Dậu (Hà Nam), Trần Hoàng Mai (Đồng Nai), Nguyễn Đước (TP.HCM), Nguyễn Bá Đạt (Hà Nội), Đỗ Phương Liên, Bùi Thị Ngọc Hà (TP.HCM), Trần Thiện (TP.HCM), Lường Thị Ngân (Thanh Hóa).

Phạm Thị Hậu (Vĩnh Phúc), Phạm Huỳnh Luân (Long An), Bé Bầu (TP.HCM), Vũ Thị Kim Thư (BR-VT), Đỗ Văn Dinh (Lào Cai), Nguyễn Thị Thanh Thảo (Hải Dương), Phùng Cù Sân (Lào Cai), Thạch Thị Đào (Bạc Liêu), Trần Thanh Hằng.

Đoàn Thị Ngọc Anh (Bình Phước), Nguyễn Phạm Quỳnh Giao (Hà Nội), Hà Thị Lý (Sơn La), Thủy Vũ (Đắk Nông), Nguyệt Anh (Hà Nội), Nguyễn Thị Dung (Thanh Hóa), Trần Lệ Thu (Bình Dương), Trần Văn Dậu (Hà Nam).

Phan Mỹ Trinh, Huỳnh Thanh Bình, Võ Nguyễn Mỹ Uyên (Thừa Thiên Huế), Lữ Ngọc Trân (Hậu Giang), Đào Cảnh Duy (Bình Định), Lưu Thị Ái Nhân (Cần Thơ), Trương Nguyễn Hoàng Linh (TP.HCM), Nguyễn Thị Hằng (Quảng Bình), Lưu Đình Long (TP.HCM), Nguyễn Quốc Trụ (Bắc Giang).

Đoàn Ngọc Phả (An Giang), Trần Hoàng Mai (Bình Định), Lê Duy Quyền (Khánh Hòa), Nguyễn Đăng Hưng (An Giang), Huyền Thi (TP.HCM), Huỳnh Thị Kim Phương (TP.HCM), Đặng Thu Phượng (Bình Định), Trần Đăng Huy (Bình Thuận), Phan Thi (Tiền Giang), Lương Chí Hiếu (Hà Nội).

Phan Thị Phương Dung (TP.HCM), Trần Thị Na (Quảng Trị), Trần Văn Dũng (Bình Phước), Nguyễn Thế Mạnh (Tuyên Quang), Võ Văn Toàn (Ninh Thuận), Nguyễn Thị Diệp (Vĩnh Phúc), Nguyễn Bá Nhật (Thái Nguyên), Lê Tạ Minh Anh (Khánh Hòa), Phạm Nữ Minh Hiếu (TP.HCM), Đinh Thị Y Sang (Thừa Thiên Huế).

photo-1

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi viết KHOẢNH KHẮC THAY ĐỔI ĐỜI TÔI lần 2 năm 2019

* Thể lệ: Bài viết bằng chữ tiếng Việt, có thể viết trên giấy hoặc gửi qua email.

* Độ dài: 1.000 - 1.700 chữ.

* Tiêu chí: Câu chuyện CÓ THẬT của chính người dự thi. Khoảnh khắc có tính bước ngoặt trong đời, có cú hích với bản thân, có bài học sâu sắc, đậm tính nhân văn, rung động người đọc.

Bài chưa đăng báo và mạng xã hội.

Những bài viết hay sẽ được chọn đăng trên các ấn phẩm: Tuổi Trẻ nhật báo, Tuổi Trẻ Online - tuoitre.vn, Tuổi Trẻ Video Online, fanpage Tuổi Trẻ.

Bài được chọn đăng, Tuổi Trẻ có quyền tiến hành xác minh, biên tập và giữ bản quyền.

Bài đã gửi, ban tổ chức sẽ không trả lại.

* Đối tượng dự thi: Công dân Việt Nam (trong và ngoài nước). Các phóng viên, cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ không dự thi.

Mỗi tác giả gửi tối đa hai (02) bài.

* Giải thưởng: 1 giải nhất: 30 triệu đồng; 1 giải nhì: 20 triệu đồng; 1 giải ba: 10 triệu đồng; 10 giải khuyến khích: 5 triệu đồng.

* Thời gian bắt đầu và kết thúc: Bắt đầu nhận bài thi: từ ngày 21-6-2019. Kết thúc nhận bài: ngày 21-12-2019 và tổ chức trao thưởng vào tháng 1-2020.

Cuối mỗi bài viết vui lòng ghi rõ thông tin về tác giả: địa chỉ, số điện thoại và email liên hệ.

Bài dự thi gửi về địa chỉ: báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam hoặc email: [email protected].

Ngoài bì thư hoặc tiêu đề bài dự thi gửi qua email vui lòng ghi: Bài dự thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi".

photo-1
Ngày tôi thôi việc sau 20 năm làm công chức Ngày tôi thôi việc sau 20 năm làm công chức

TTO - Khi tôi viết ba chữ đơn thôi việc lên trang giấy, để không còn là công chức sau gần 20 năm gắn bó, đó chính là khoảnh khắc thay đổi đời tôi. Tôi muốn tự mình đón gió cuộc đời mình...

NGUYỄN ĐĂNG HƯNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên