TTCT - Aspartame là ví dụ điển hình cho những "cuộc chiến" có liên quan: giữa khoa học và ngành thực phẩm, giữa chính quyền và nhà sản xuất, và giữa người tiêu dùng với túi tiền và sức khỏe của mình. Ảnh: The TelegraphTrong chiều dài lịch sử gây tranh cãi của chất làm ngọt nhân tạo, aspartame là ví dụ điển hình cho những "cuộc chiến" có liên quan: giữa khoa học và ngành thực phẩm, giữa chính quyền và nhà sản xuất, và giữa người tiêu dùng với túi tiền và sức khỏe của mình.Ngày 14-7, trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đăng thông cáo quan trọng nói rằng các đánh giá về tác động sức khỏe của aspartame cho phép phân loại chất làm ngọt nhân tạo này là chất có khả năng gây ung thư cho người (Nhóm 2B).WHO, cùng với Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) và Ủy ban Chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), là các cơ quan đã xem xét những bằng chứng về tác hại tiềm ẩn và mức độ rủi ro thực tế do tiêu thụ aspartame.40 thập kỷ gây tranh cãiLịch sử của aspartame là một cuộc chiến kéo dài hàng thập niên giữa các nhà khoa học và những gã khổng lồ trong ngành công nghiệp đồ uống, và việc phê duyệt aspartame của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) được cho là một trong các quyết định gây tranh cãi nhất của cơ quan này, theo báo The Telegraph của Anh.Tranh cãi về aspartame nổ ra ngay từ khi chất này được biết đến. Khi đó, G D Searle - nhà sản xuất aspartame bị cáo buộc làm sai lệch một số dữ liệu trong các nghiên cứu đệ trình lên FDA để xin cấp phép phê duyệt năm 1974. Cuối cùng, đến năm 1981 nó được chấp thuận - mặc dù các nghiên cứu bị chê là "sơ sài, thực hiện cẩu thả, phân tích hoặc báo cáo không chính xác" trong biên bản của ban chuyên gia của FDA.Việc Searle có quan hệ với nhiều nhân vật quan trọng trong ngành hoặc có thế lực trong nhiều thập niên là cơ sở cho nghi ngờ rằng việc phê duyệt aspartame là đương nhiên bất chấp những rủi ro liên quan. Trước aspartame, những rủi ro sức khỏe của thuốc lá, amiăng, bột talc và glyphosate (có trong thuốc diệt cỏ), đã được biết trước nhưng cũng bị che đậy.Hiện aspartame - ngọt hơn đường 200 lần nhưng lại có rất ít calo - có mặt trong 95% các loại đồ uống có ga dành cho người ăn kiêng. Tránh aspartame còn khó ăn nó vì chất này có mặt trong khoảng 5.000 sản phẩm trên toàn thế giới. Khui một lon Diet Coke, mở một hộp sữa chua ít béo, bỏ vào miệng viên kẹo cao su, bạn đang đưa một ít aspartame vào cơ thể. Đến cả thuốc ho, ngũ cốc ăn sáng cũng có aspartame.Dù phân loại aspartame có khả năng gây ung thư, dựa trên tính toán, JECFA xác nhận lượng tiêu thụ aspartame hằng ngày - từ 0-40mg aspartame trên mỗi kg trọng lượng cơ thể là an toàn và không cần thay đổi. Hiện nay, mỗi lon nước ngọt không đường chứa200-300mg aspartame. Một người trưởng thành, nặng 85kg, uống khoảng 17 lon nước ngọt mỗi ngày trở lên mới vượt ngưỡng an toàn.Theo tạp chí Smithsonian, câu hỏi aspartame có an toàn hay không là vấn đề gây tranh cãi hơn 40 năm qua. Năm 1999, tạp chí y khoa The Lancet ghi nhận có khoảng 6.000 website nhắc đến aspartame và cho rằng chất này liên quan đến bệnh đa xơ cứng, bệnh lupus ban đỏ, hội chứng Chiến tranh vùng Vịnh, hội chứng mệt mỏi mãn tính, bệnh u não, đái tháo đường và nhiều bệnh khác. Các nhà nghiên cứu của Lancet cho biết hầu như không có trang web nào trong số đó đưa ra bằng chứng rõ ràng, thay vì những tin dạng "lời đồn" về ảnh hưởng của aspartame.Giles Yeo, giáo sư về thần kinh học phân tử tại Đại học Cambridge, cho rằng: "Cho đến nay, chưa có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy aspartame có hại cho chúng ta trong phạm vi liều lượng đang sử dụng. "Mọi người hỏi: Aspartame có hại cho tôi không? Và câu hỏi là, so với cái gì? Uống nước có tốt hơn uống thứ gì đó có aspartame không? Tất nhiên rồi" - ông nói với The Telegraph.Theo Yeo, cách đơn giản nhất để dập tắt những tranh cãi về aspartame là dựa vào bằng chứng khoa học chắc chắn. Khuyến cáo mới nhất từ WHO được tờ báo Anh đánh giá chỉ là "bước mới nhất" trong cuộc tranh cãi, hay đúng hơn là chuyện đối đầu giữa các ngành kinh doanh với tuyên bố khoa học đã kéo dài mấy chục năm qua.Cuộc chiến triệu đôBà Marion Nestle - chuyên gia về sinh học phân tử, người theo dõi các nghiên cứu được tài trợ bởi các công ty thực phẩm và đồ uống - cho biết: "Chiến thuật đầu tiên họ làm là gieo rắc nghi ngờ đối với tuyên bố khoa học, rằng nghiên cứu này không đủ thuyết phục. Sau đó, họ sẽ tấn công các nhà khoa học, nói rằng họ có mưu đồ riêng, hoặc không làm khoa học tốt. Đồng thời, các công ty sẽ vận động hành lang để đảm bảo cơ quan chức năng không bỏ sản phẩm của họ".Hàng tỉ người tiêu dùng trên toàn thế giới cũng có thể vô tình hay cố ý hậu thuẫn cho các công ty này. Sẽ luôn có đủ tín đồ của nước ngọt có ga không đường, những người nhất quyết muốn sản phẩm được duy trì.Hiệp hội Chất làm ngọt quốc tế cho rằng công bố của WHO có thể tạo ra những quan ngại vô căn cứ về việc tiêu thụ aspartame. "Người tiêu dùng muốn biết bối cảnh (khi nào thì rủi ro xảy ra) và đó là điều còn thiếu trong những tuyên bố gây hiểu lầm này. IARC không phải là một cơ quan về an toàn thực phẩm" - Frances Hunt-Wood, tổng thư ký hiệp hội, nói. Họ yêu cầu không được kết luận gì cho đến khi toàn văn nghiên cứu được công bố công khai.Ảnh: Adobe StockCác hiệp hội và cả doanh nghiệp sản xuất đồ uống cũng đang được bảo vệ bởi các cơ quan chức năng. So với khuyến cáo của WHO, việc các cơ quan có thực quyền này cho phép tiếp tục sử dụng aspartame chính là cơ sở pháp lý lớn nhất và duy nhất cần thiết với các công ty.Với Erik Millstone - giáo sư chính sách khoa học tại Đại học Sussex, Anh - điều này không nói được gì ngoài tính "quán tính của thể chế". Ông cho rằng trong các vấn đề, cơ bản là các cơ quan chức năng không muốn thừa nhận rằng họ đã mắc sai lầm trong quá khứ.Cơ quan Nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh cũng như tất cả các cơ quan quản lý ở 90 quốc gia khác cho phép sử dụng aspartame khẳng định rằng chất này an toàn để sử dụng theo liều lượng đã xác nhận. FDA Mỹ khẳng định không đồng ý với WHO rằng aspartame có khả năng gây ung thư. FDA cho rằng các nghiên cứu được trích dẫn để đi đến kết luận này có "những thiếu sót đáng kể".Không có dấu hiệu nào cho thấy tuyên bố của WHO khiến cuộc tranh luận về tính aspartame ngã ngũ. Về phía các doanh nghiệp sản xuất nước ngọt, dĩ nhiên, đây sẽ là cuộc chiến để bảo vệ ngành hàng trị giá 428 tỉ USD mà họ không muốn thua.Thật khó để biết cuộc chiến về aspartame sẽ diễn ra và kết thúc như thế nào sau tuyên bố gây "chiến tranh" ngày 14-7. Những người ủng hộ aspartame chắc chắn sẽ chỉ trích đây là nghiên cứu khoa học tồi.■ Kết luận của WHO được cho là có trích dẫn một nghiên cứu quan sát lớn ở Pháp công bố năm ngoái. Nghiên cứu này phát hiện rằng lượng tiêu thụ aspartame và acesulfame K (một chất làm ngọt nhân tạo khác) cao có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ung thư vú và các bệnh ung thư liên quan đến béo phì.Một nghiên cứu khác cho rằng chất này có thể liên quan đến chứng rối loạn cảm xúc, bệnh ung thư máu, bệnh tim mạch, chứng đau nửa đầu, bệnh tiểu đường và hàng tá các bệnh khác. Nghiên cứu này được cho còn hạn chế vì không chỉ ra mối liên hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ aspartame và tỉ lệ tăng mắc ung thư.Hai nghiên cứu do Viện Ramazzini ở Ý thực hiện vào năm 2006 và 2007 với cảnh báo aspartame gây ung thư ở nhiều bộ phận ở cả chuột nhắt và chuột cống. Song chúng bị các nhà phê bình bác bỏ với lý do sử dụng liều lượng quá cao.Những kết luận dạng này khiến FDA đã xem lại hướng dẫn về aspartame năm lần nhưng không lần nào dẫn quyết định thay đổi bất cứ hướng dẫn nào. Tags: Chất tạo ngọtChất làm ngọtNhà sản xuấtNgười tiêu dùngPhụ gia thực phẩmĐườngKhoa học
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới TRỌNG NHÂN 23/12/2024 Ngoài tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, năm 2025, báo Tuổi Trẻ tổ chức thêm ba ngày hội Tự tin vào lớp 10 tại TP.HCM và Hà Nội.
Ông Phan Văn Mãi: TP.HCM phải 'đá tiền đạo' khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình THẢO LÊ 23/12/2024 Ví như một đội bóng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi xác định TP.HCM phải nằm trong đội hình chính và có vai trò đá tiền đạo.
Chi tiết các bảng lương viên chức năm 2025 THÀNH CHUNG 23/12/2024 Tuổi Trẻ Online giới thiệu với bạn đọc thông tin chi tiết toàn bộ bảng lương viên chức dự kiến được áp dụng từ năm 2025.
Tình báo Mossad tiết lộ toàn cảnh âm mưu kích nổ máy nhắn tin và bộ đàm của Hezbollah THANH HIỀN 23/12/2024 Hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm của các thành viên lực lượng Hezbollah đã đồng loạt phát nổ tại Lebanon vào tháng 9 vừa qua. Vì sao?