Chuyện dạy con như thế nào để trẻ ngoan hơn, trẻ biết nhận ra sai trái của mình, tiếp tục thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc. Sau bài viết: "", không chỉ các cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ tham gia tranh luận chia sẻ, mà những bật tiền bối hiện đã lên chức ông, chức bà cũng gởi đến Tuổi Trẻ Online, góp thêm những góc nhìn thú vị.
Dưới đây là bài viết của tác giả Huỳnh Văn Mỹ:
Có lẽ người lớn chúng ta ai cũng hơn một lần bồi hồi khi nhớ lại lần mình bị , không của mẹ cha thì cũng của thầy cô ngày đi học. Dằng dặc năm tháng vẫn còn trong tôi cái cảm giác mình đã trải qua mỗi lần bị ngọn roi, cây thước của thầy cô, của cha mẹ.
Thật đáng buồn, nhiều lúc lớp trẻ đã đem lòng hờn trách cha mẹ, thầy cô đã nghiêm khắc với mình trong dạy dỗ. Và cũng thật bi kịch, chỉ đến khi đã phải trả giá cho sai lỗi họ mới nhận ra tình yêu thương trong roi vọt". |
HUỲNH VĂN MỸ |
Không hiểu các nhà tâm lý học giải thích thế nào về các thay đổi cảm xúc trước cùng một tác động ở lứa tuổi thiếu niên theo các bối cảnh xã hội, nhưng với những gì trải qua, tôi nhận ra, hay đúng hơn là nhớ lại, mỗi lần bị đòn roi, bên cạnh cái đau là nỗi day dứt, hối hận về sai lỗi của mình.
Không chỉ từ “kinh nghiệm” bản thân, nhìn cha mẹ, nhìn thầy cô roi vọt bạn bè, tôi càng thấy rõ hơn nỗi lòng của người ra đòn vọt.
, nhưng lại giáng xuống rất khẽ, để trút ra cái giận trước sai lỗi của con cái, của học trò, nhiều lúc cha mẹ, thầy cô đã rớm nước mắt.
“Chỉ vì muốn con (hay trò) nên người”, bao lâu rồi vẫn vẳng bên tai tôi câu nói không đổi đó của cha mẹ, của thầy cô sau mỗi lần tôi hay bạn bè mình bị đòn roi. Rồi lớn dần lên, hiểu thêm ra câu cách ngôn “thương cho roi cho vọt” của ông cha, càng thấy đòn roi của đấng sinh thành và bậc tôn sư là cả một ân tình chất chứa.
Không ai muốn đề cao tác dụng của ngọn roi cây thước, cũng không ai làm cha mẹ, làm thầy cô lại muốn thiên về việc dùng đòn vọt với con cái, với học trò mình, tất cả đều biết đó chỉ là phương tiện thứ yếu, bất đắc dĩ.
Nhưng có lẽ cái hình ảnh ấn tượng nhất về người thầy, về lớp học ngày xưa mà người thời nay thấy được qua những trang sách cũ hiếm hoi là hình ảnh vị thầy già tay phất ngọn roi nhỏ với đám trò bên dưới.
Ai có thể chê đó là hình ảnh sư phạm xấu khi mà những vị thầy với con roi ấy đã coi học trò như là những đứa con mà mình phải chăm chút, tự nhận trách nhiệm về sự nên/hư của chúng trên đường học tập, tu dưỡng, không chỉ trong thời đi học mà cả về sau.
Không kể thời xưa, ngay chỉ chừng bốn mươi năm trước đây thôi, các bậc phụ huynh đã gần như không phản ứng trái chiều với nhà trường khi con cái mình bị thầy cô đòn vọt ở lớp.
Niềm tin về lòng yêu thương, về sự đúng đắn của thầy cô với học trò đã cho người làm cha mẹ an tâm về cách sử dụng ngọn roi cây thước của họ.
Quả là không phụ ở niềm tin cậy, uỷ thác đó, bởi, như một hệ quả tất yếu, học trò thời đó rất hiếm khi sa vào những lỗi lầm, sai phạm lớn làm ảnh hưởng đến nhà trường, gia đình và xã hội.
“Coi chừng con roi của thầy (cô) đó!” - câu nói mà bạn bè thường đem ra nhắc nhở hay “đe” nhau đó có tác dụng như chiếc phanh kìm hãm, ngăn giảm sai lỗi cho nhau.
Sợ ngọn roi cây thước của thầy cô cũng chính là sợ thầy cô buồn giận, người học trò nhỏ đã khởi sự nhận ra để vượt qua cái chật hẹp của lòng ích kỷ để biết nghĩ đến người khác.
Nhớ một thời roi vọt của cha mẹ, thầy cô, nhiều người đã thêm một lần ân hận về sai lỗi, thêm một lần thầm biết ơn những lằn roi giáo huấn ân nghĩa đó cho bước trưởng thành của họ.
Tự bước đi trên đường đời với nhiều gai góc, chướng ngại, những lần vấp ngã, thất bại, nhiều lúc họ mong muốn có xiết bao lời rầy la, khuyên bảo, thậm chí những phát roi như cha mẹ, thầy cô đã làm với mình một thuở. Nhưng làm sao có được điều đó, đường đời lắm lúc đầy những đường mật ngọt ngào hoá ra là nhưng hiểm nguy, cạm bẫy với họ!
Khó dẫn ra bởi có quá nhiều những mẫu chuyện như vậy ở bất cứ nơi đâu trong những năm lại đây khi mà ngọn roi cây thước ở nhà ở trường đã chuyển vào một “lối rẽ” hiện đại, cách biệt với giáo dục truyền thống Á Đông.
Rất xót xa, nhiều bạn trẻ không còn dịp để ăn năn, để làm lại cuộc đời khi đã trượt dài, đã mất mình trong sai lỗi vì bất chấp lời khuyên bảo của cha mẹ, thầy cô, trong số đó có nhiều người đã làm thầy cô khổ sở, điêu đứng không ít vì đã dùng ngọn roi cây thước với họ.
Nhưng dù có nhiều đến mấy, may thay, vẫn là số ít những đứa con “bất hiếu oán phụ mẫu”, những học trò “vô đạo oán sư phụ”.
Ngọn roi cây thước tuy không còn dùng trong trường lớp như trước nhưng câu cách ngôn “thương cho roi cho vọt” vẫn còn nguyên tinh lý, ý nghĩa, luôn đáng để suy ngẫm trong giáo dưỡng đàn trẻ.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Từng làm cha làm mẹ, bạn có ý kiến gì về câu chuyện dạy con có nên dùng đòn roi? Bạn có đồng tình với những ý kiến trên? Bạn có những kinh nghiệm, câu chuyện hay nào liên quan đến dạy con? Mời bạn chia sẻ ý kiến của mình trong phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gửi đến địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn bạn! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận