TTCT - Quyết định tăng thuế quan với toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2-4 xuất phát từ tính hướng nội của các chính sách thời ông này, trước đây lẫn bây giờ. Toàn cầu hóa và thương mại tự do mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng tạo ra nhiều hệ lụy. Ảnh: Open to DebateCác quyết định trục xuất người nhập cư bất hợp pháp và chống ma túy được Nhà Trắng giải thích là "vì an ninh kinh tế, an ninh xã hội nước Mỹ", tức để phòng vệ nước Mỹ. Còn quyết định tăng thuế quan là nhằm đưa nước Mỹ vô "thời kỳ hoàng kim".Ngay ngày đầu nhậm chức 20-1 của ông Trump, báo chí đã rần rần đưa tin tân tổng thống Mỹ ký một loạt sắc lệnh hành pháp. Trong đề mục "Hành động của tổng thống" của website Nhà Trắng ngay hôm đó, có đăng quyết định "Gọi một số băng đảng và tổ chức là tổ chức khủng bố nước ngoài và khủng bố toàn cầu", nội dung nêu rõ: "Các băng đảng đã tiến hành một chiến dịch bạo lực và khủng bố khắp Tây bán cầu, không chỉ làm mất ổn định các quốc gia có tầm quan trọng đáng kể với lợi ích quốc gia của chúng ta, mà còn tràn ngập Hoa Kỳ bằng các loại ma túy chết người, tội phạm bạo lực và băng đảng tội ác"."Ngày giải phóng"Đây chính là cơ sở của "Đạo luật quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế (IEEPA)" mà cho tới khi cuộc khủng hoảng được giải quyết, Tổng thống Trump sẽ toàn quyền quyết định, tỉ như tăng thuế bổ sung đánh lên hàng hóa nhập khẩu từ các nước. Ngay hôm 1-2 đó, ông Trump cũng đã bắt đầu áp mức thuế bổ sung 25% với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, cũng như 10% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.Nhưng hôm 2-4 tuần rồi mới là bom tấn, khi ông long trọng ký ban hành tại một buổi lễ hoành tráng ở Vườn Hồng trong Nhà Trắng sắc lệnh hành pháp 14256, có tiêu đề "Điều chỉnh nhập khẩu bằng thuế quan đối ứng để hóa giải các hoạt động thương mại góp phần vào việc làm cho thâm hụt thương mại hàng hóa lớn và liên tục của Hoa Kỳ hằng năm". Sắc lệnh đề ra các chính sách thuế quan toàn cầu sâu rộng mà ông mô tả là "tuyên ngôn độc lập kinh tế" của Hoa Kỳ. Ông gọi đây là cuộc đại tu chính sách thương mại toàn diện để sửa chữa những gì ông cho là nhiều thập kỷ quan hệ thương mại không công bằng gây bất lợi cho nhà sản xuất và người lao động Mỹ. Ông thậm chí gọi ngày 2-4 là "ngày giải phóng" và "một trong những ngày quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ".Thông cáo Nhà Trắng về việc Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để tăng cường lợi thế cạnh tranh, bảo vệ chủ quyền và củng cố an ninh quốc gia và kinh tế nêu rõ, theo ước tính nội bộ, các công ty Hoa Kỳ phải trả hơn 200 tỉ USD mỗi năm tiền thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các chính phủ nước ngoài (cụ thể là châu Âu), trong khi các công ty châu Âu không phải nộp thuế cho Hoa Kỳ với thu nhập từ xuất khẩu của họ sang Hoa Kỳ.Chưa hết, thông cáo nói tổn thất hằng năm cho nền kinh tế Hoa Kỳ do hàng giả, phần mềm vi phạm bản quyền và hành vi trộm cắp bí mật thương mại là từ 225 đến 600 tỉ USD. Sản phẩm giả không chỉ gây ra rủi ro đáng kể cho khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ, mà còn đe dọa an ninh, sức khỏe và sự an toàn của người Mỹ. Cũng theo thông cáo, sự mất cân bằng này đã thúc đẩy thâm hụt thương mại lớn và dai dẳng ở cả hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp, dẫn đến việc chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, trao quyền cho các nền kinh tế phi thị trường như Trung Quốc và gây tổn hại đến tầng lớp trung lưu và các thị trấn nhỏ của Mỹ, mà chính quyền Trump nói là di sản của thời cựu tổng thống Joe Biden."Giành lại chủ quyền kinh tế"Qua tới 7-4, Chủ tịch Hội đồng kinh tế (CEA) Steve Miran Hudson, phát biểu tại một sự kiện ở Viện Nghiên cứu Hudson rất có tiếng ở Washington D.C., đã giải thích rõ hơn về chính sách hiện thời của Nhà Trắng. Theo ông, Hoa Kỳ không chỉ cung cấp "chiếc ô an ninh" mà cả "chiếc ô kinh tế" cho thế giới. "Đầu tiên, Hoa Kỳ cung cấp chiếc ô an ninh, tạo ra kỷ nguyên hòa bình vĩ đại nhất mà nhân loại từng biết đến. Thứ hai, Hoa Kỳ cung cấp đồng đô la và trái phiếu chính phủ Mỹ, các tài sản dự trữ giúp hệ thống thương mại và tài chính toàn cầu có thể tồn tại, hỗ trợ kỷ nguyên thịnh vượng vĩ đại nhất mà nhân loại từng biết đến", ông mở đầu bài phát biểu bằng cách nhắc lại hai "ân huệ" mà theo ông nước Mỹ đã mang tới cho cả thế giới, tất nhiên là thế giới dưới bóng Mỹ.Nhưng hôm nay không phải lúc để ông huyên thuyên về "nền hòa bình dưới trướng Mỹ" (pax Americana), mà để kể công, tả oán: "Chúng ta đánh thuế những người Mỹ chăm chỉ làm việc để tài trợ cho an ninh toàn cầu. Về mặt tài chính, chức năng dự trữ của đồng đô la đã gây ra sự biến dạng tiền tệ dai dẳng cùng các rào cản thương mại không công bằng của các quốc gia khác, góp phần vào thâm hụt thương mại không bền vững".Không phải những tổn hại trừu tượng mà là những tác hại cụ thể với người lao động Mỹ: "Thâm hụt thương mại này đã tàn phá ngành sản xuất của chúng ta và nhiều gia đình thuộc tầng lớp lao động cùng cộng đồng của họ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người không phải người Mỹ giao dịch với nhau". Danh từ "những người không phải người Mỹ" (non-Americans) mà ông Hudson mấy lần sử dụng không khỏi gợi lại kiểu người La Mã cách đây hơn 2.000 năm gọi những dân tộc không phải La Mã là man di, vào thời La Mã đã... thoái trào.Những cách dùng từ ngữ như "ngày giải phóng", "giành lại chủ quyền kinh tế của chúng ta", "người không phải người Mỹ"... phản ánh tính hướng nội và duy Hoa Kỳ đang lên ngôi. Chủ tịch CEA không giấu giếm cách giành lại "chủ quyền kinh tế": "Bằng cách áp đặt thuế quan với các nước xuất khẩu, Hoa Kỳ có thể cải thiện kết quả kinh tế, tăng thu nhập và gây tổn thất lớn cho quốc gia bị áp thuế, ngay cả khi có hành động trả đũa toàn diện".Văn bản của Nhà Trắng gọi đây là "Quy tắc vàng của thời đại vàng", cơ bản là: "Vô được trong thị trường Hoa Kỳ là một đặc quyền, chớ không phải quyền nghiễm nhiên", và Hoa Kỳ sẽ không còn nhường nhịn trong trong các vấn đề thương mại quốc tế "để đổi lấy những lời hứa suông".■ Quyết định thuế quan của Tổng thống Trump ngày 2-4 được đưa ra chỉ một tháng sau quyết định đóng cửa Cơ quan viện trợ phát triển (USAID) hay rút khỏi các cơ quan Liên hợp quốc, mà đầu tiên là WHO ngay hôm nhậm chức 20-1, rồi UNESCO hai tuần sau đó (lần thứ nhì, lần đầu năm 2017). Tất cả cho thấy nước Mỹ của ông Trump đang quay mặt vào trong như thế nào.Thiệt ra, ngay từ năm 2016, khi ông Trump còn chưa ra tranh cử lần đầu, tờ Forbes 30-3-2016 đã nhận xét: "Chúng tôi lo ngại tính vị kỷ của Trump sẽ là một trở ngại không thể vượt qua đối với nỗ lực của ông trong việc tổ chức và lãnh đạo một chính phủ minh bạch, hoạt động tốt. Là một người theo chủ nghĩa tự luyến, khả năng ông ta cai trị theo ý thích và khiến đất nước chia rẽ hơn nữa là rất cao". Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Chính quyền Trump 2.0 Tiếp theo Tags: MỹTổng thống Mỹ Donald TrumpKinh tếThuế quanThương mại
Sắp xếp lại đơn vị hành chính: để Mỹ Tho, Đà Lạt không trở thành phường, xã cao vũ minh (Trường ĐH Kinh tế - luật) 10/04/2025 1816 từ
Chủ tịch nước Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nội Bài DUY LINH 14/04/2025 Trưa 14-4, chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam trong hai ngày 14 và 15-4.
Công khai tên gọi, nơi đặt 'thủ phủ' tỉnh thành sau sáp nhập là phương pháp lấy ý kiến nhân dân THÀNH CHUNG 14/04/2025 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho hay việc báo chí công khai tên gọi và nơi đặt 'thủ phủ' các tỉnh, thành sau sáp nhập là phương pháp lấy ý kiến nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội: Lượng công việc quá lớn, có thể phải làm cả đêm THÀNH CHUNG 14/04/2025 Chủ tịch Quốc hội cho hay Trung ương Đảng đồng ý sáp nhập đơn vị cấp xã đảm bảo cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị so với hiện nay.
Bộ Nội vụ đề xuất nguyên tắc đặt tên tỉnh, xã sau sáp nhập THÀNH CHUNG 14/04/2025 Bộ Nội vụ đề xuất tên đơn vị cấp tỉnh sau sáp nhập được đặt theo tên của một trong các đơn vị trước sắp xếp phù hợp định hướng được cấp thẩm quyền phê duyệt.