TTCT - Hương vị béo ngậy, thơm ngon, bơ là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích và giờ có cả một ngành kinh tế theo sau nó. Nhưng ngày xưa, thức quả này từng bị người ta ghẻ lạnh. Món khoai tây chiên lát mỏng chấm kèm xốt bơ guacamoleQuả bơ giờ được tôn vinh là siêu trái cây, làm salad cũng ngon mà xay sinh tố cũng đỉnh, lại tốt cho sức khỏe.Xuất thân bí ẩn, tên khai sinh lạ lùngTheo BBC, có một điều đáng ngạc nhiên là theo logic và các dữ liệu lịch sử, lẽ ra trái bơ không thể tồn tại đến tận bây giờ.Giống như nhiều loài thực vật, quá trình "duy trì nòi giống" của quả bơ phải đi qua dạ dày của động vật chuyên ăn trọn cả quả lẫn hạt, sau đó hạt được thải vào một vị trí mới, từ đó đâm chồi nảy lộc.Với kích thước của hạt bơ, rõ là chỉ có những loài động vật to lớn như voi ma mút và lười đất khổng lồ mới có thể làm phước giùm họ nhà bơ. Tuy nhiên, cả hai loài này đều đã tuyệt chủng khoảng 13.000 năm trước, và cũng không còn loài nào đủ lớn để quả bơ cậy nhờ. Vì vậy, không ai biết chắc chắn làm thế nào mà trái bơ có thể tồn tại cho đến khi con người bắt đầu trồng chúng.Bỏ qua bí ẩn chưa được giải đáp này, các nhà khảo cổ học đã tìm ra bằng chứng cho thấy con người ở Trung Mỹ đã ăn bơ vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên. Nằm ở khu vực này, Mexico - quốc gia trồng bơ nhiều nhất trên thế giới hiện nay - cũng là nơi khai sinh tên gọi quả bơ.Bơ trong tiếng Anh là avocado, bắt nguồn từ āhuacatl, một từ trong ngôn ngữ Nahuatl của người Nahua bản địa ở Mexico và El Salvador, có nghĩa là tinh hoàn. Sự thật thú vị này có lẽ sẽ khiến bạn không bao giờ nhìn hình dạng trái bơ theo cách cũ nữa.Quả āhuacatlNhà chinh phục người Tây Ban Nha Gonzalo Fernandez de Oviedo (1478-1557) được cho là một trong những người châu Âu đầu tiên thử ăn bơ vào đầu thế kỷ 16. "Ở giữa quả là một hạt giống như hạt dẻ đã bóc vỏ, giữa phần này và phần vỏ là phần rất nhiều thịt, có thể ăn được, ở dạng bột nhão tương tự như bơ nấu ăn và có hương vị rất ngon" - ông viết trong bức thư đầy nhiệt huyết có thể xem như một blog ẩm thực đời đầu.Bản ghi chép đầu tiên về từ avocado bằng tiếng Anh là của nhà vật lý, nhà tự nhiên học và nhà sưu tập người Ireland Hans Sloane (1660-1753). Ông nhắc đến nó trong danh mục thực vật Jamaica năm 1696.Cứ bơ đi mà tỏa sángVào cuối thế kỷ 19, bơ được trồng ở California với tên gọi là "lê cá sấu" (alligator pear) vì lớp vỏ sần sùi, và chỉ để ăn chứ không bán. Vì vậy thời đó quả bơ thuộc hàng vừa hiếm có khó tìm, vừa đắt đỏ.Theo trang The Hustle, lúc ấy các khách sạn sang trọng ở New York và San Francisco phải trả 1 USD, tức khoảng 25 USD ngày nay, cho mỗi quả bơ nhập khẩu. Quảng cáo do Hiệp hội Bơ California đăng trên tờ The New Yorker và tạp chí Vogue thậm chí ca ngợi bơ là "quý tộc của các loại trái cây làm salad".Song, nhận thấy cái tên "lê cá sấu" không phù hợp với vị thế của loại trái cây này, năm 1927 hợp tác xã trồng bơ California Avocado Growers' Exchange - tiền thân của Công ty Calavo Growers, Inc. - quyết định đặt một cái tên mượt mà hơn: avocado. Còn vì sao avocado sang tiếng Việt là bơ thì chưa rõ, nhưng lời de Oviedo năm xưa có thể là một gợi ý ("thịt quả... tương tự như bơ nấu ăn").Năm 1968, nhà bán lẻ Marks & Spencer bắt đầu nhập và phân phối bơ đến các siêu thị ở Anh với tên gọi "lê bơ" (avocado pear). Rõ là có rút kinh nghiệm từ chuyện đặt tên của Mỹ nhưng không đáng kể. Cái tên lê bơ lại khiến người Anh hiểu lầm, tưởng đó là một loại lê; có khách hàng hăm hở mang đi hầm ăn với sữa trứng, rồi khóc thét. Từ đó, Marks & Spencer phải in kèm tờ rơi giải thích quả này chỉ dùng để làm salad.Vào đầu những năm 1990, nông dân trồng bơ ở California nhận ra tiềm năng tiếp thị sản phẩm tại trận tranh siêu cúp bóng bầu dục Mỹ Super Bowl, thông qua xốt trái bơ guacamole trứ danh của Mexico. Đây là loại xốt chấm kèm món khoai tây chiên lát mỏng mà hầu như khán giả nào đến sân xem thi đấu cũng sẽ mua.Chiêu tiếp thị này nhanh chóng thành công. Ngày nay, hơn 47 triệu kg bơ được tiêu thụ để làm xốt guacamole vào ngày chủ nhật diễn ra Super Bowl hằng năm.Bánh mì nướng ăn với bơ. Ảnh: EatingWellTiếp nối thời hưng thịnh của món xốt guacamole, bơ phết bánh mì nướng trở thành xu hướng mới nhờ trào lưu ăn sạch (clean eating) mà nữ diễn viên kiêm doanh nhân Gwyneth Paltrow là người nổ phát súng đầu tiên năm 2013 thông qua cuốn sách bán chạy It's All Good của cô.Thế rồi, các công thức nấu ăn với nguyên liệu chính là bơ bắt đầu vươn xa khỏi châu Mỹ, châu Âu và xuất hiện khắp nơi; hầu hết đều nhấn mạnh yếu tố dinh dưỡng của quả bơ với 75% chất béo không bão hòa, cũng như tính linh hoạt, phù hợp cho nhiều món ăn.Thế rồi, quả bơ còn nhanh chóng có mặt trong mọi họa tiết trang trí, đồ dùng, vật dụng. Mặc dù thỉnh thoảng bị xem như trào lưu tạm thời của giới trẻ, sự phổ biến của quả bơ không giới hạn ở bất kỳ nhóm nhân khẩu học hay văn hóa nào, trang Forestry khẳng định.Nước Mỹ mê bơNgoài xứ bơ Mexico (chiếm gần 30% sản lượng bơ thế giới), nước cuồng bơ nhất phải kể tới Mỹ, nơi có hẳn Ngày bơ quốc gia (31-7).Ở Mỹ, mức tiêu thụ bơ hằng năm của một người bình thường đã tăng từ 0,5kg năm 1989 lên hơn 3kg vào năm 2016, theo BBC. Trang The Hustle làm phép so sánh sau để dễ mường tượng: lượng bơ tiêu thụ trong trận Super Bowl năm nay khổng lồ đến nỗi lấp hết vào sân vận động cũng còn dư.Theo The Washington Post, số liệu từ Hiệp hội Bơ Hass (loại bơ chiếm hơn 95% tổng lượng bơ tiêu thụ ở Mỹ) cho thấy người Mỹ bắt đầu cuồng quả bơ khoảng 10 năm trở lại đây. Cụ thể, doanh số bán bơ Hass (Persea americana) đã tăng vọt lên mức kỷ lục khoảng 4,25 tỉ quả vào năm 2014, cao hơn gấp đôi so với con số năm 2005 và gần gấp 4 lần số lượng được bán vào năm 2000.Lịch sử kể lại, quả bơ Hass phổ biến trên thị trường Mỹ hiện nay không phải giống bơ bản địa, mà được một người đưa thư kiêm nông dân nghiệp dư tên Rudolph Hass cấy ghép từ loại bơ Fuerte đang phổ biến năm 1925, cho ra loại bơ chín chậm, để được lâu và có vỏ dày. Bơ do Hass trồng nhận được giải thưởng tại hội chợ cấp bang California. Nhận thấy tiềm năng, Hass nộp đơn đăng ký bằng sáng chế và được chấp thuận. Tuy nhiên, Hass đã không gặp thời. Lúc đó, bơ vẫn chưa được yêu thích như hiện nay. Cho tới khi ông mất năm 1952, Hass chỉ kiếm được tổng cộng khoảng 4.000 USD từ bản quyền giống bơ và bằng sáng chế của ông hết hạn cùng năm.Mãi đến thập niên 1960, nhờ kích thước, kết cấu và chất lượng ổn định bất chấp quá trình vận chuyển, bơ Hass mới vượt qua giống bơ Fuerte để trở thành loại bơ được số 1 ở bờ Tây.Tuy nhiên, bên ngoài California và Florida, mọi chuyện lại không được như vậy.Mặc các hiệp hội trồng trọt ra sức quảng bá, bơ Hass vẫn không thu hút được sự chú ý của công chúng. Nó bị chê có ngoại hình xấu, cách ăn cồng kềnh, phải dùng tới dao chứ không cạp ngay được như táo hay lột vỏ là xong như cam. Để giải quyết vấn đề thương hiệu của quả bơ, Hiệp hội Bơ California đã thuê Công ty tư vấn truyền thông Hill & Knowlton gỡ rối. Công ty này chọn phương án nhân cách hóa quả bơ, tạo nên một linh vật màu xanh lá, đeo kính râm, có tên Quý ngài Ripe Guy, độc thân vui tính.Linh vật này xuất hiện trong các chương trình trò chuyện, tại các sự kiện, đến tận nhà người dân để giao bơ, thậm chí dấn thân tìm bạn đời... Nhưng cách truyền thông này cũng chỉ thu hút được sự chú ý trong một thời gian không lâu.Thế rồi, Hill & Knowlton nhìn thấy mục tiêu mới: thói quen ăn khoai tây chiên lát mỏng với xốt guacamole khi xem Super Bowl. Công ty hợp tác với Giải bóng bầu dục quốc gia Mỹ NFL và những cầu thủ để quảng bá món salad guacamole bowl. Chẳng bao lâu sau, số lượng quả bơ tiêu thụ cho trận Super Bowl vượt mặt lễ hội Cinco de Mayo của Mexico.Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, Mỹ nới lỏng chính sách hạn chế nhập khẩu trái cây từ Mexico vào cuối những năm 1990. Dần dà, lượng bơ nhập khẩu vào Mỹ tăng đều. Đến năm 2000, 40% tổng số bơ bán ở Mỹ đến từ nước ngoài. Đến năm 2005, tỉ lệ này tăng lên 67%. Năm 2014, tỉ lệ này đạt 85%.Bên cạnh đó, dân số Hispanic (người Mỹ gốc Mỹ Latin nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) ở Mỹ ngày càng tăng cao (năm 2022 là gần 65 triệu người), giúp ẩm thực Mexico - với đặc trưng là nước xốt làm từ bơ và chanh - trở thành xu hướng chủ đạo.Kem bơ ngon lành. Ảnh: Getty ImagesCác nghiên cứu chứng minh lợi ích to lớn của quả bơ với sức khỏe và những lời khen ngợi từ giới đầu bếp về hương vị của chúng càng vun đấp thêm sự say mê của người Mỹ với quả bơ.Tạp chí Taste Cooking dự báo trong vài năm tới, quả bơ sẽ không dừng lại ở mức phổ biến trong những căn bếp Mỹ, tại các chuỗi thức ăn nhanh hay nhà hàng, mà có thể trở thành một nhu yếu phẩm của quốc gia này. Theo trang The Hustle, sự thịnh hành của quả bơ đi kèm với những cái giá phải trả như: tàn phá rừng để tăng sản lượng, thiếu nước vì trồng bơ cần lượng nước nhiều hơn ít nhất hai hoặc ba lần so với trồng khoai tây và thậm chí cả những trận động đất nhỏ. Chưa kể đến vấn đề tội phạm. Đã có báo cáo về việc các tập đoàn ma túy kiểm soát nguồn cung bơ ở Trung Mỹ. Tags: Quả bơẨm thựcVăn hóaLịch sửKem bơ
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.