TTCT - Hơn 18.000 người đang ở trong các khu cách ly của Việt Nam (số liệu tính đến ngày 22-1-2021), vốn đã thuộc lắm vùng miền, lại gồm nhiều khách từ các nước... đã dẫn tới một cuộc hậu cần lớn và cũng lắm nỗi đau đầu cho nhiều đơn vị quản lý trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của họ. Chuẩn bị thức ăn cho người cách ly tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TP.HCM) vào tháng 3-2020. Ảnh: Xuân Mai28 thực đơn mỗi ngày"Nhà bếp của chúng tôi phục vụ đủ món, từ món tây đến ta, Hàn, Nhật...Nhiều khách cách ly khá kén chọn" - Đại diện một khách sạn 4 sao ở quận 1, TP.HCM cho biết việc phục vụ khách cách ly đã thay đổi hoàn toàn quy trình điều phối chế độ ăn uống, nhân sự, chi phí nhân công và vận hành của họ. Trước đây, đây là một khách sạn chỉ phục vụ buffet buổi trưa và chiều với các món gần giống nhau, quy trình chuẩn bị đơn giản và ít thay đổi. Nhưng kể từ khi phục vụ khách cách ly, các nhân viên nhà bếp ở đây làm việc liên tục từ 6h sáng đến 3h sáng hôm sau, bởi khách có thể gọi đồ ăn bất cứ lúc nào.“Chúng tôi không chỉ đưa 3 bữa ăn một ngày lên cho khách rồi thôi, họ có thể gọi thêm hộp quẹt, đĩa trái cây, các dụng cụ sinh hoạt như khăn, xô bất cứ lúc nào” - vị đại diện khách sạn trên nói.Món ăn cho người cách ly tại khách sạn Đà Nẵng được thay đổi liên tục. Ảnh: Đỗ Minh ĐứcBởi trong số khách cách ly tại khách sạn này có cả người nước ngoài, số thực đơn cho mỗi ngày ở khách sạn này lên tới 28 cái. Trong khu vực bếp, họ buộc phải trữ một số lượng thực phẩm vô cùng đa dạng.Theo Sở Y tế TP Đà Nẵng, địa phương này có 4 khu cách ly tập trung do quân đội quản lý và 24 khách sạn, cơ sở lưu trú để phục vụ các trường hợp cách ly. Tính đến giữa tháng 1-2021, tổng số chuyên gia, công dân nhập cảnh và cách ly tại đây là khoảng 9.000 người.Những bữa ăn dành cho người cách ly phòng chống dịch COVID-19 ở Đà Nẵng được chế biến hướng đến nhu cầu của mỗi người, trong một quy trình chống dịch nghiêm ngặt: đồ ăn được đựng bằng đồ nhựa dùng một lần, không có sự tiếp xúc giữa nhân viên nhà hàng và người ăn…Ông Đỗ Minh Đức - trưởng ban điều hành khu cách ly khách sạn Alisia, nơi đang cách ly hơn 120 người Việt từ Hàn Quốc trở về - cho biết để đáp ứng yêu cầu chống dịch, nhà hàng của khách sạn này phải tổ chức ở một cơ sở ngoài nơi lưu trú. Trước đây, khi việc thực hiện quy định cách ly chưa được siết chặt, người nhà có thể mang đồ ăn tới ký gởi, tiếp tế cho người bị cách ly. Món ăn cho người cách ly tại khách sạn Đà Nẵng được thay đổi liên tục. Ảnh: Đỗ Minh ĐứcTuy nhiên theo quy định mới, khách sạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong vấn đề an toàn thực phẩm, nên việc ăn uống của khách trong vòng 14 ngày hiện hoàn toàn do phía khách sạn đảm nhận.Giá dịch vụ cách ly tại đơn vị này dao động từ 800.000 - 1,3 triệu đồng/ngày tùy loại phòng, bao gồm ba bữa ăn mỗi ngày, xe đưa đón, chăm sóc y tế… Chất lượng các bữa ăn được đảm bảo tương đương nhau.“Trước khi các hành khách được yêu cầu đọc và ký nội quy khu cách ly, chúng tôi đã tìm hiểu nhu cầu cá nhân và tính toán để hài hòa nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Đầu bếp phải đổi món liên tục để khách không có cảm giác ngán vì bị hạn chế các bữa ăn ngoài” - ông Đức nói. Ba bữa ăn được phục vụ lúc 7h30, 11h30 và 17h30 hằng ngày, khách có thể đặt món theo sở thích vào ngày hôm trước để đầu bếp chuẩn bị. Trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày có đủ món Á, Âu, món địa phương và thực phẩm cho nhóm đặc biệt, cho người bệnh và người ăn kiêng. Các món dự định chế biến hôm sau sẽ được thông báo cho khách từ hôm trước để lựa chọn.Món ăn cho người cách ly tại khách sạn Đà Nẵng được thay đổi liên tục. Ảnh: Đỗ Minh ĐứcMột cơ hội quảng bá ẩm thựcBà Phan Thị Thanh - giám đốc điều hành Công ty TNHH Du lịch Đà Nẵng, đơn vị có 5 khách sạn tiếp nhận cách ly - cho biết khi bị cách ly hai tuần, tâm lý bức bí có thể là lý do khiến nhu cầu ăn uống của người cách ly cao hơn bình thường. Trung bình mỗi bữa ăn đơn vị này chế biến 12 món theo tiêu chuẩn khách sạn 3-4 sao, trong đó có các thực đơn riêng cho người ăn chay, người theo tôn giáo. Mọi thức ăn phục vụ người cách ly được báo cáo bằng hình ảnh cho cơ quan quản lý y tế.“Ngoài những món chính, các đầu bếp của chúng tôi chú ý đến các món đặc sản địa phương trong bữa ăn như cơm gà, nem lụi… Chúng tôi mong họ ăn để nhớ, có kỷ niệm, sau này khi tình hình bình thường trở lại, khách sẽ quay lại với Đà Nẵng và nhớ tới chúng tôi” - bà Thanh nói.Món ăn cho người cách ly tại khách sạn Đà Nẵng được thay đổi liên tục. Ảnh: Đỗ Minh ĐứcTừ Mexico quá cảnh sang Mỹ và được về cách ly tại khách sạn R.B (Đà Nẵng) chị Khánh Hương cho biết rất hài lòng với các điều kiện ăn ở trong quá trình cách ly, đặc biệt là cách phục vụ ăn uống của hệ thống khách sạn này.“Tôi là người Hà Nội, mấy năm qua sống ở nước ngoài nhưng trước đây khi ở Việt Nam cũng chưa có dịp ăn nhiều món ăn của miền Trung. Đợt cách ly vừa qua thực sự là dịp để tôi thực sự hiểu hơn về văn hóa ẩm thực của đất nước mình”, chị Hương nói.Được nếm mì Quảng, bánh xèo trong những ngày cách ly, chị Hương đã lên mạng tiếp tục tìm hiểu những nơi bán món này để sau thời gian cách ly có thể đến thưởng thức, hiểu thêm cách chế biến khác nhau của từng nơi. Ngoài ra theo chị Hương, trong quá trình cách ly khi đề nghị một số món ăn vặt (ốc hút, khô bò…), chị đều được khách sạn đáp ứng nên cũng thoả lòng được “hít hà” các món ăn sau bao lâu xa quê nhà.Món ăn cho người cách ly tại khách sạn Đà Nẵng được thay đổi liên tục. Ảnh: Đỗ Minh ĐứcTheo bà Phan Hoa, nguyên Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, khách sạn nơi hai mẹ con bà chọn cách ly khá đẹp, nằm ngay ở trung tâm thành phố với tầm nhìn thoáng rộng."Nhưng điều khiến tôi ấn tượng nhất là thái độ phục vụ tận tình, chu đáo của các nhân viên và đặc biệt là những món ăn ngon miễn chê. Mỗi ngày ba bữa, chúng tôi được ăn nhiều món khác nhau, trong đó có nhiều món đặc sản của Đà Nẵng”, bà Hoa chia sẻ.Những ngày cách ly cũng là những ngày đầu tiên bà Hoa đặt chân tới Đà Nẵng. Mì Quảng, bún chả cá, chè Thái sầu riêng Đà Nẵng... đều là những món bà chưa từng ăn, nhưng được ăn rồi thì đều thích. Đồ ăn ngon, không gian riêng thư giãn, kết quả là bà Hoa bị… tăng cân.“Với tôi, thời gian cách ly mang tính nghỉ dưỡng cao, tái tạo lại sức lao động cho bản thân và là dịp được thưởng thức các món ăn ngon của Đà Nẵng”, bà Hoa hạnh phúc nói.Món ăn cho người cách ly tại khách sạn Đà Nẵng được thay đổi liên tục. Ảnh: Đỗ Minh ĐứcÔng Dương Minh Tuấn, trưởng phòng hành chính quản trị Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ (TP.HCM) cho biết họ phân bổ theo mức chừng 100 người cách ly trở lên thì có hai đầu bếp chính, 1 phụ bếp, 2 phụ rau và 1 tạp vụ. Khẩu phần ăn tại đây thay đổi từng ngày, với 5 món ăn/ngày để người cách ly tự chọn món.“Bệnh viện có đầu bếp Âu Á, chúng tôi sẵn sàng nấu theo yêu cầu cho những trường hợp không ăn được món Việt, nhưng trường hợp này rất hiếm gặp”, ông Tuấn nói.■Theo báo cáo từ hệ thống giám sát bệnh COVID-19, tính đến ngày 25-1, có 2.128 người cách ly tại các điểm cách ly tập trung trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra, TP.HCM có trên 30 khách sạn từ 2-5 sao nằm rải rác ở các quận như 1, 7, Tân Bình, Phú Nhuận được phép tiếp nhận người cách ly có thu phí, với mức giá dịch vụ từ trên 1 triệu đồng tới 4-5 triệu đồng/người/ngày tùy tiêu chuẩn khác nhau. Tất cả giá dịch vụ, tổ chức đăng ký cách ly, thanh toán chi phí lưu trú, đều niêm yết công khai, trực tuyến.Theo quy định hiện hành, người Việt Nam, người nước ngoài đang cách ly y tế tại cơ sở khám chữa bệnh hoặc tại cơ sở, địa điểm khác (không áp dụng các hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp) được hỗ trợ 80.000 đồng/ngày/người và 40 ngàn đồng/ngày cho các chi phí khác như nước uống, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn miệng, xà phòng tắm gội... Tags: COVID-19Chọn món ănCách ly ở khách sạnĐặc sản Đà NẵngBệnh viện dã chiến
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.