Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra các cảnh báo, từ kỹ thuật nấu nướng đến cách uống sữa sao cho đúng, mới đảm bảo sức khỏe.
Sữa đậu nành tốt
Bởi nó chứa lượng đạm có thể so sánh với thịt bò. Đây là nguồn cung cấp “thịt thực vật” có thể coi là ưu việt của nhân loại. Đạm của đậu nành dễ tiêu hoá hơn thịt, lượng can xi trong đậu nành cũng dồi dào, có tác dụng phòng chống loãng xương. Các chất chống oxy hóa trong đậu nành (genistein) vừa trẻ hóa, vừa có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Vì thế những người ăn chay trường ít bị ung thư, những người bị ung thư lại được khuyên ăn chay là có cơ sở.
Đậu nành còn chứa estrogen thực vật (phytoestrogen) giúp phụ nữ giữ bộ ngực, giúp da dẻ mịn màng, chống lại những cơn bốc hỏa ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Dầu đậu nành gồm những acid béo chưa bão hòa có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch....
Cái gì thái quá cũng có điểm bất lợi!
Khi nghe sữa đậu nành có nhiều cái lợi, chưa kể nó có tác dụng giảm cân, thì chị em ta thi nhau mua uống, chẳng cần biết là uống bao nhiêu, uống loại sữa nào, uống vào thời điểm nào. Ở đời cái gì thái quá cũng đều tồn tại những điểm bất lợi cho sức khỏe.
Isoflavone trong sữa đậu nành ngăn cản sự tổng hợp hormon tuyến giáp, thông qua việc ức chế enzym peroxydase. Nếu uống sữa thay nước lọc dài ngày, có thể dẫn đến suy tuyến giáp (lờ đờ, buồn ngủ, mệt mỏi không muốn làm việc).
Giới nghiên cứu phát hiện ở những người uống quá nhiều sữa đậu nành, Isoflavone sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ do gây vón cục tiểu cầu, tạo cơ hội hình thành cục máu đông (huyết khối). Nam giới bị goute không nên uống sữa đậu nành, vì trong đậu nành chứa nhân purin, sẽ giải phóng acid uric gây những cơn đau khớp.
Protein trong đậu nành làm cản trở việc hấp thu sắt trong thực phẩm, dẫn đến tình trạng ậm ạch, khó tiêu ở những người ngày nào cũng ăn món đậu hũ kho, chiên hay các kiểu chế biến đa dạng. Chưa kể một ly sữa cho thật nhiều đường uống thay nước lọc, lại làm cho tăng cân không kiểm soát được.
Ai không nên sử dụng đậu nành?
Tuy sữa đậu nành chứa chất chống oxy hóa, ngăn cản tế bào ung thư nhưng những phụ nữ trong gia đình đã có mẹ hoặc chị em gái bị ung thư vú, buồng trứng, tử cung thì không nên uống sữa và các sản phẩm chế biến từ đậu nành, vì các nghiên cứu cho thấy phytoestrogen khi vào cơ thể của những người ẩn chứa nguy cơ ấy, sẽ như một tác nhân kích thích tế bào ung thư phát triển.
Ở những người bị viêm, loét dạ dày, uống sữa đậu nành sẽ làm cho dạ dày tăng tiết acid, dẫn đến tình trạng nhẹ thì đầy hơi, nặng thì xuất hiện cơn đau nhiều hơn. Bệnh nhân bị sỏi thận không nên dùng sữa đậu nành, vì oxalat trong đậu nành sẽ kết hợp với canxi để tạo ra sỏi thận.
Phụ nữ có thai nên hạn chế sữa đậu nành, vì nếu đưa một lượng lớn phytoestrogen (estrogen là nội tiết tố nữ) vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành giới tính của bé trai. Theo Y học cổ truyền thì người nào tỳ vị hư hàn cũng không uống sữa đậu nành, vì đậu nành tính “hàn”, uống sữa vô thấy sôi bụng, ậm ạch, thậm chí có thể bị tiêu chảy.
Uống sữa đậu nành sao cho đúng?
Bạn mua sữa từ những xe đẩy trên đường hãy coi chừng. Họ cho hương liệu + bột béo của Trung Quốc vô, rốt cuộc bạn bỏ tiền mua những chất độc hại vào người. Bạn tự nấu? Rất tốt nhưng hãy cẩn thận vì saponin trong đậu nành trào lên, khiến bạn tưởng là “đã đạt nhiệt độ sôi” và tắt lửa. Đậu nành chưa chín chứa lượng acid phytic cao, sẽ ức chế quá trình hấp thu can xi, ma-giê, sắt, đồng, kẽm. Sữa đậu nành nấu xong, để nguội, cất ngay vào tủ lạnh và chỉ nên uống trong vòng 24 giờ.
Không uống quá 500ml sữa đậu nành một ngày. Không dùng sữa đậu nành uống thuốc, bởi nó sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Không uống sữa đậu nành với đường đỏ, bởi nó chứa các acid hữu cơ như acid acetic, acid lactic sẽ kết hợp với protein đậu nành làm mất tác dụng bổ dưỡng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận