TTCT - Câu chuyện tiêm chủng ngừa COVID-19 với thế giới bây giờ không còn là cuộc đua đưa vaccine ra khỏi phòng thí nghiệm, mà là một cuộc chạy đua đến với bệnh nhân. Robin Townley - người đứng đầu các dự án hậu cần đặc biệt tại AP Moller-Maersk, một công ty chuyên cung cấp chuỗi cung ứng dịch vụ hậu cần và vận chuyển - mô tả công tác hậu cần từ khi vaccine rời các nhà máy sản xuất như một cuộc đua khác, cũng gay go không kém việc giới khoa học chạy đua với thời gian để nghiên cứu vaccine, khi trả lời phỏng vấn trang Science News.Theo Townley, dù mọi thứ đang diễn ra với tốc độ kỷ lục, cuộc đua sản xuất vaccine ngừa COVID-19 vẫn còn lâu mới chạm đến vạch đích. Vaccine thành công nhất, theo ông, sẽ là vaccine được sản xuất bởi công ty dành nhiều sự quan tâm nhất đến khâu phân phối ngay từ những ngày đầu. “Đây là lần ra mắt sản phẩm lớn nhất trong lịch sử loài người” - ông nói.Thách thức chuỗi cung ứng lạnhChặng đường cuối cùng - hành trình của vaccine từ các trung tâm phân phối tập trung đến các phòng khám và cuối cùng là bệnh nhân - không được đo bằng khoảng cách. Đó là một mê cung đầy “ổ gà” quy định và thách thức về chuỗi cung ứng mà các công ty phải vượt qua, với mục tiêu cuối cùng là đưa vaccine đến tay gần 8 tỉ người trên thế giới. Với thực tế là hầu hết các vaccine COVID-19 đang được phát triển cần hai liều để đạt hiệu lực đầy đủ, sẽ có khoảng 15 tỉ liều vaccine cần được phân phối trên toàn cầu.Quản lý khâu phân phối cũng quan trọng không kém độ hiệu quả của vaccine trong việc xác định khả năng dập tắt đại dịch của vaccine ấy, theo nghiên cứu đăng trên Health Affairs ngày 19-11. Các nhà nghiên cứu đã xem xét các kịch bản khác nhau, truyền vào các thông số như độ hiệu quả của vaccine, tốc độ triển khai tiêm chủng (phụ thuộc vào cả hệ thống phân phối và sự sẵn lòng được tiêm ngừa của công chúng) và tốc độ lây lan của virus. Họ nhận thấy ngay cả khi bản thân vaccine chỉ có hiệu quả 50% trong việc ngăn ngừa bệnh thì vaccine ấy vẫn đủ khả năng dập tắt đại dịch, nếu nó được phân phối đủ nhanh.“Vai trò của khâu triển khai (vaccine) là rất quan trọng” - đồng tác giả nghiên cứu Jason Schwartz, nhà nghiên cứu chính sách tiêm chủng tại Trường y tế công cộng Đại học Yale khẳng định. Schwartz cho rằng việc tạo ra vaccine trong thời gian ngắn là một thành tựu khoa học đáng chú ý, nhưng những thách thức về kỹ thuật và hậu cần để vaccine có thể được tiếp cận ở nơi cần chúng nhất cũng sẽ là một bài toán không dễ giải đáp.Ví dụ, vaccine của Pfizer phải được giữ ở nhiệt độ âm 70oC và sau khi rã đông phải sử dụng trong vòng 5 ngày nếu để trong tủ lạnh thường, hoặc 2 tiếng ở nhiệt độ phòng. Vaccine của Moderna cũng cần giữ lạnh, nhưng ở điều kiện tủ đông thông thường. Nhiệm vụ phân phối vaccine giống như tìm cách “đặt 2 chiếc iPhone vào tay tất cả mọi người trên thế giới và đảm bảo rằng những chiếc iPhone đó vẫn lạnh khi đến tay họ” - Townley ví von.Số lượng xe tải, máy bay và tàu hỏa có thể vận chuyển hàng lạnh như vậy không đủ để đáp ứng nhu cầu quá lớn một cách đột ngột. Các đơn vị cung cấp dịch vụ hậu cần có thể lựa chọn vận chuyển vaccine thay vì các loại hàng hóa cần kiểm soát nhiệt độ khác, hoặc đầu tư tốn kém để gia tăng năng lực vận chuyển lạnh. Nếu chọn phương án đầu tiên, thiệt hại đến kinh tế quốc gia là đáng cân nhắc. “Nếu vaccine đến Nam Phi cùng lúc với mùa bơ (mặt hàng cần vận chuyển lạnh), điều đó sẽ ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế Nam Phi?” - Townley đặt câu hỏi.“Nếu (vận chuyển vaccine) ở Mỹ còn khó khăn, thì nó gần như là nhiệm vụ bất khả thi ở hầu hết các quốc gia đang phát triển” - bà Mei Mei Hu, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Covaxx, một công ty nghiên cứu vaccine COVID-19 có trụ sở tại New York, nói thẳng. Ngay cả những tủ đông gia dụng thông thường cũng không dễ kiếm ở một số nơi. “Có rất nhiều nơi trên thế giới mà bạn thậm chí không thể tìm ra một lon Coca ướp lạnh để uống” - bà Hu nói.Tổ chức Y tế thế giới ước tính khoảng 2,8 triệu liều vaccine đã bị tổn hao ở 5 quốc gia trong năm 2011 do chuỗi cung ứng lạnh bị đứt quãng. Con số đó bao gồm tổn thất ở các nước như Nigeria, nơi có 41% tủ lạnh không hoạt động, và Ethiopia, nơi có khoảng 30% thiết bị dây chuyền lạnh bị hỏng hóc.“Hộp pizza” cứu tinhĐể đáp ứng yêu cầu vận chuyển và bảo quản đặc thù, Pfizer đã phát minh các thùng chứa đặc biệt, đặt tên là “hộp pizza”, để giữ lạnh vaccine ngắn hạn tại các cơ sở không có thiết bị làm lạnh có thể đạt đến nhiệt độ lý tưởng là âm 70oC. Theo The Atlantic, thiết bị này ngang ngửa kích thước tiêu chuẩn một kiện hành lý xách tay được phép mang lên máy bay và sử dụng đá khô để làm lạnh.Pfizer cam kết vaccine của họ có thể được bảo quản tới 15 ngày trong “hộp pizza”, chỉ cần cơ sở tiếp nhận vaccine nạp thêm đá khô 5 ngày/lần, và sau đó có thể để thêm 5 ngày trong tủ lạnh thường trước khi chất lượng vaccine không còn đủ đảm bảo để sử dụng - theo Kurt Seetoo, người quản lý chương trình tiêm chủng của tiểu bang Maryland.Điều này cho phép các quan chức Mỹ có khoảng 20 ngày để phân phối vaccine sau khi nhận từ nhà sản xuất. Chính phủ Mỹ cũng hứa gửi kèm mỗi lô vaccine số lượng đá khô đủ dùng cho lần nạp thêm đầu tiên, còn lại mỗi bang phải tự xoay xở nguồn cung đá khô nếu cần bảo quản lâu hơn.Tuy nhiên, một nhược điểm lớn của đá khô là dễ thăng hoa thành khí CO2 (nhờ tính chất này mà đá khô còn được dùng để tạo hiệu ứng khói sân khấu). Khói có thể tích tụ và gây ngộp nếu không có đủ hệ thống thông gió tại điểm tiêm chủng. Stirling Ultracold, một công ty chuyên sản xuất tủ đông lạnh di động, đề xuất một giải pháp khác là sử dụng các thiết bị chuyên dụng hiện đang dành cho việc vận chuyển tế bào hoặc các loại thuốc nhạy cảm với nhiệt độ, với khả năng làm lạnh đến âm 80oC. Tủ đông di động của Stirling đang được triển khai để lấy vaccine COVID-19 từ các “trang trại làm lạnh,” nơi vaccine được lưu trữ sau khi vừa ra khỏi dây chuyền sản xuất, đến các phòng khám và các địa điểm phân phối khác.■Vương quốc Anh hiện là quốc gia đi đầu trong triển khai tiêm chủng COVID-19. Người dân Anh bắt đầu được chủng ngừa COVID-19 từ ngày 8-12, trong đó nhân viên các cơ sở chăm sóc người cao niên và bệnh nhân trên 80 tuổi thuộc nhóm ưu tiên cao nhất trong thang ưu tiên 9 bậc do Ủy ban hỗn hợp về tiêm chủng và chủng ngừa đề xuất.Một lô hàng đầu tiên gồm 800.000 liều Pfizer - đủ để tiêm chủng cho 400.000 người - được vận chuyển từ nơi sản xuất ở Bỉ, chỉ vài ngày sau khi Anh trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vaccine này. Trung bình mỗi ngày hiện có 427 người chết vì COVID-19 ở Anh, với tổng số ca tử vong hiện đã vượt quá 61.000 người, cao thứ 5 thế giới. Anh đã đặt hàng tổng cộng 357 triệu liều của bảy loại vaccine khác nhau, bao gồm 40 triệu liều - đủ cho 20 triệu người - vaccine Pfizer/BioNTech, 100 triệu liều vaccine AstraZeneca/Oxford và 60 triệu liều vaccine Sanofi/GSK. Dù cho đến nay chỉ mới có vaccine của Pfizer được phê duyệt, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock kỳ vọng Anh sẽ nhận được 5 triệu liều từ đây đến cuối năm. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Dặm cuối gian nan của vaccine covid-19 Tiếp theo Tags: COVID-19Lùng hiện vậtVaccine COVID-19Phân phối vaccine
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.