Ngày nay, đi trên đường, chúng ta bắt gặp những chiếc áo mà chính người khoác lên cũng chẳng biết sự tồn tại của bản nhạc, hay tên tuổi, món đồ họ đang mặc. Vì sao?
Trong quá khứ, những nhà sưu tập tour merch sẽ đi đến mọi nơi trên thế giới để thu thập những chiếc áo merch, và mặc chúng đầy tự hào. Đối với họ, chúng không phải là một mẫu quần áo ngẫu nhiên, mà là những kỷ vật có số lượng cực kỳ giới hạn, và chúng đều có những câu chuyện đi kèm.
Tuy nhiên, ngày nay, những giá trị ấy dần biến mất, để lại những thứ thẩm mỹ phù phiếm. Giờ đây, ai cũng có có thể đi ra cửa hàng (...) và mua một chiếc áo Nirvana mà họ không bao giờ nghe qua bài hát Nevermind.
[...]
Tuy nhiên, việc thử nghiệm sử dụng những chiếc áo merch cũng có mặt tốt của chúng, nhất là khi nói về sự tương đồng giữa metal và rap. Khi Kanye West tung ra những chiếc áo Yeezus tour lấy cảm hứng từ heavy metal, được thiết kế bởi Wes Lang, thì điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được bởi bản thân album của Ye bị ảnh hưởng bởi dòng nhạc punk, metal đi cùng với noise. Và những chiếc áo này thậm chí còn có nghĩa hơn những chiếc áo tour của Justin Bieber.
[...]
Và cũng vì lý do đó mà những chiếc áo này trở thành một đề tài hot để thảo luận. Tài khoản Instagram có tên là Band of Shirts xuất hiện nhằm tôn vinh những người đứng đầu trong nền âm nhạc hardcore, nhưng những dòng trạng thái của họ thường ám chỉ rằng những người mặc áo band tee thời nay đa phần chưa bao giờ nghe những ca khúc của ban nhạc ấy. Những chiếc áo thuộc dòng nhạc metal – một biểu tượng của sự nổi loạn – lại đang được bán tràn lan với một cái giá rẻ mạt.
(trích bài viết Merch Tour - Bản nhạc Rock’n’Roll bất tử của làng thời trang)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận