Một số giống chim ở Việt Nam thu hút du lịch săn ảnh chim ở VN
(giảng viên khoa sinh học và công nghệ sinh học Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) được biết đến qua nhiều hội thảo khoa học và bảo tồn chim trong nước và quốc tế, nên được mời tham dự biên soạn quyển sách Field Guide to the Waterbirds of ASEAN.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ về lý do một quyển sách về chim được chọn là công trình hợp tác khoa học giữa các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, anh Bảo cho biết:
Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập khối ASEAN (1967-2017) có rất nhiều dự án hợp tác về văn hóa, kinh tế, thương mại... Tuy nhiên, về khoa học thì các nước trong khối chưa có dự án nào quy tụ được đầy đủ các nước thành viên. Sau cùng, dự án này được chọn vì loài chim biểu tượng cho môi trường. Hơn nữa, các loài chim nước phần lớn là chim có địa bàn di cư rất rộng, từ vùng Siberi, Nhật Bản, Hàn Quốc di cư xuống các nước Đông Nam Á, nên chúng được xem là sự gắn kết môi trường giữa các nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Khướu đầu đen má xám ở Lâm Đồng - Ảnh: Tăng A Pẩu
* Anh đánh giá thế nào về ý nghĩa khoa học của quyển sách này?
- Trước hết, quyển sách này không nhằm mục đích thương mại. Nó chỉ được tặng cho các cơ quan nghiên cứu, bảo tồn thiên nhiên Việt Nam.
Nói về sự đa dạng sinh học, tôi khẳng định rằng các giống chim Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Như trong quyển Hướng dẫn nhận diện các loài chim nước ASEAN này, có đến 80% loài có sự hiện diện ở Việt Nam. Tuy nhiên, tài liệu nghiên cứu về chim của chúng ta vẫn còn thiếu, còn khiếm khuyết rất nhiều.
Quyển sách này được biên soạn bởi các chuyên gia về chim hàng đầu mỗi nước ASEAN, cho nên nó sẽ là tài liệu tra cứu hữu ích cho các nhà khoa học, quản lý đa dạng sinh học cũng như người yêu thiên nhiên nói chung và yêu vẻ đẹp của các loài chim nói riêng. Sách được viết bằng tiếng Anh nên bước tiếp theo chúng tôi dự định sẽ dịch ra ngôn ngữ mỗi nước.
Chim đuôi cụt xanh - Ảnh: Tăng A Pẩu
* Từng ra nước ngoài dự nhiều hội thảo khoa học về chim, anh thấy tình trạng chim Việt Nam được đánh giá thế nào?
- Chóng mặt lắm. Mỗi lần ngồi hội thảo quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, nghe nói về tình trạng săn bắt, tiêu diệt chim ở Việt Nam là chóng mặt. Họ không nói thẳng với mình đâu. Nhưng những con số thống kê trên bài trình bày nói lên tất cả. Điều này thật buồn.
Những loài chim di cư trong sách này cũng vậy, chúng đến Việt Nam hoặc để tránh đông hoặc để sinh sản. Nhưng mỗi lần chúng ghé qua rồi rời Việt Nam, chúng ta lại hồi hộp không biết còn bao nhiêu con nữa?
Vì không ở đâu tình trạng săn bắt, tiêu diệt chim trái phép công khai như Việt Nam. Điều này không phải chỉ ở ý thức, khi mà ở Việt Nam người ta thích ăn thịt rừng. Trong khi với nhiều nước trên thế giới, điều này bị lên án.
Bên cạnh đó, việc mất sinh cảnh sống và môi trường sống do quá trình đô thị hóa và phát triển nông nghiệp thiếu tính bền vững cũng đáng báo động.
Đuôi cụt bụng vằn rừng Nam Cát Tiên - Ảnh: Tăng A Pẩu
* Ngoài việc nghiên cứu, anh còn tổ chức tour du lịch khách nước ngoài đến Việt Nam chụp ảnh chim. Sức hút của chim Việt Nam đối với họ là gì?
- Người châu Âu rất mê du lịch, tìm hiểu chim, đặc biệt là nước Anh, Thụy Điển. Gần đây khi nhiếp ảnh kỹ thuật số phát triển mạnh thì người châu Á tham gia các tour chụp ảnh chim trên thế giới cũng tăng mạnh.
Ở Việt Nam trước 1975 một số người yêu thiên nhiên từ các nước phương Tây làm việc ở các đại sứ quán tại miền Nam đã tìm hiểu, viết sách về chim Việt Nam (Birds of South Vietnam by Philip Widash, 1968).
Từ năm 1991, khi chúng ta rục rịch mở cửa thì khách du lịch tìm hiểu chim cũng rục rịch chờ sẵn. Họ đến ngắm và chụp ảnh chim Việt Nam, đặc biệt những loài chim đẹp, đặc hữu chỉ Việt Nam mới có.
Xem chim ngày nay đã trở thành trào lưu du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho các quốc gia biết cách khai thác hợp lý.
Ví dụ giống chim đuôi cụt bụng vằn có ở Vườn quốc gia Cát Tiên, mỗi năm có hơn 600 khách quốc tế đến với mục đích chụp ảnh loài chim này.
Nếu tính chi phí 250 USD/người/ngày và lưu trú ít nhất tại Việt Nam 3 ngày, thì từ trước đến nay doanh thu từ loài chim này chúng tôi tính không dưới 1 triệu USD.
Nhưng chưa thấm vào đâu nếu chúng ta so với cách ở Hokkaido, Nhật Bản thu hút khách đến chụp ảnh sếu mỗi năm vài ngàn người và phải đăng ký trước vì lượng người quá đông.
Hay như tôi đi chụp ảnh một giống chim cánh cụt Úc, giá vé thấp nhất là 25 USD, cao nhất là 75 USD, mà số người chụp bu kín như cả sân vận động. Đơn giản hơn, loài sếu đầu đỏ trước đây có nhiều ở Đồng Tháp, giờ muốn phải qua Campuchia chụp với giá 15 USD/lần.
Tất cả đó chỉ mới là tiền vé, còn nhiều chi phí du lịch khác nữa. Thái Lan giờ đây bỏ ra mỗi năm cả triệu USD để gầy lại đàn sếu đầu đỏ. Thế giới khai thác thiên nhiên theo cách lâu dài và bền vững, trong khi thiên nhiên chúng ta thì bị bỏ ngỏ cho nạn săn bắt và tận diệt chim!
Sách Field Guide to the Waterbirds of ASEAN mô tả 342 loài chim khu vực ASEAN, bao gồm chim di cư và bản địa sống hoặc kiếm ăn ở môi trường nước. Các tác giả ASEAN giới thiệu đặc tính, môi trường sống, số lượng, mối đe dọa tuyệt chủng... của các loài chim. Phần minh họa được họa sĩ Nhật Takashi Taniguchi trình bày. Các loài chim nước được chú ý bởi mối đe dọa tuyệt chủng với chúng là lớn nhất.
Đây là chương trình hợp tác khoa học, bảo tồn thiên nhiên và môi trường... của các nước ASEAN nhân kỷ niệm 50 năm thành lập khối. Mỗi nước sẽ có một chuyên gia đại diện biên soạn thông tin về các loài chim nước có ở quốc gia mình, sau đó các tác giả cùng ngồi lại với nhau để thảo luận và biên tập.
Những loài chim thu hút du lịch săn ảnh chim ở VN - Ảnh: Tăng A Pẩu
Chim sẻ thông họng vàng
Khướu ngực cam Lâm Đồng
Khướu mào đen Tây Nguyên
Đuôi cụt 8 màu Lâm Đồng
Bầy khướu đầu đen má xám Lâm Đồng
Sách Field Guide to the Waterbirds of ASEAN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận