08/07/2024 12:27 GMT+7

Khánh Hòa: Giải quyết cho trẻ sơ sinh gặp khó về đăng ký thường trú

Nhiều người dân ở Khánh Hòa đã phản ánh về các trường hợp trẻ em đang gặp khó vì không được đăng ký thường trú.

Theo tổng hợp của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa, ý kiến về việc trẻ sơ sinh không được đăng ký thường trú nêu trên là của cử tri ở TP Nha Trang và các huyện Diên Khánh, Vạn Ninh.

Khó đăng ký thường trú khi ở chung ông bà nội hoặc ngoại

Theo phản ánh của người dân, hiện nay thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh ra có yêu cầu cha, mẹ phải có chỗ ở hợp pháp và có chỗ ở thực tế tại địa phương thì mới được nhập khẩu.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp cha, mẹ là chủ hộ nhưng hiện đang ở chung nhà với ông bà nội hoặc ngoại và giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất lại đứng tên của ông bà nội hoặc ngoại.

Hoặc trường hợp cha, mẹ của trẻ sơ sinh có hộ khẩu tại địa phương Khánh Hòa nhưng thực tế đang ở nơi khác.

Do đó cử tri tại các nơi kể trên đã kiến nghị Quốc hội đề nghị các cấp chính quyền địa phương chỉ đạo các đơn vị chức năng có biện pháp hỗ trợ đăng ký thường trú cho trẻ sơ sinh thuộc các trường hợp như nói trên.

Vận dụng các điều khoản giải quyết phù hợp 

Trả lời kiến nghị này, theo yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng: Về quản lý cư trú đối với người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi, gọi tắt là trẻ em), theo quy định tại điều 12 Luật Cư trú thì "nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ" và "người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định".

Do đó đối với trường hợp đăng ký thường trú lần đầu cho trẻ em có cha mẹ đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc ông bà (nội hoặc ngoại) đứng tên thì giải quyết theo quy định của Luật Cư trú (tại điểm a, khoản 2, điều 20). Trong đó phải có ý kiến đồng ý của chủ sở hữu, chủ hộ; không quy định chủ sở hữu phải là cha, mẹ của trẻ em.

Hồ sơ đăng ký thường trú trong trường hợp trên, theo Luật Cư trú (tại khoản 2, điều 21) không quy định phải có giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Đối với trường hợp cha, mẹ có hộ khẩu thường trú ở địa phương nhưng thực tế vì điều kiện sinh sống tại địa phương khác, theo quy định của Luật Cư trú, khi công dân chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác phải thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú hoặc khai báo tạm vắng.

Nếu công dân không thực hiện các thủ tục đó thì cơ quan đăng ký cư trú sẽ xem xét xử lý vi phạm hành chính (theo quy tại nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Nếu trẻ em có thực tế cư trú tại nơi đề nghị đăng ký thường trú thì căn cứ quan hệ với chủ sở hữu, chủ hộ và các thành viên hộ gia đình, cơ quan quản lý cư trú có thể vận dụng các điều khoản giải quyết hồ sơ phù hợp cho công dân.

Chẳng hạn như trẻ em có cha, mẹ không sinh sống tại nơi thường trú nhưng hiện trẻ em đang ở cùng ông bà nội hoặc ngoại tại nơi đề nghị đăng ký cư trú cho trẻ đó thì giải quyết theo quy định điểm c, khoản 2, điều 20 Luật Cư trú.

Khánh Hòa chỉ đạo xử lý không còn Khánh Hòa chỉ đạo xử lý không còn 'đất ở không hình thành đơn vị ở'

Ngày 8-9, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa ký văn bản yêu cầu dừng các thủ tục liên quan đến "đất ở không hình thành đơn vị ở” để tránh các giao dịch phát sinh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên