2. Chống nhiễm khuẩn chéo là gì?
Lê Hoàng Tuấn (TP.HCM)
1 Staphylococcus aureus là vi khuẩn gây bệnh ngoài da (gây apxe và sang thương kín có mủ). Kháng sinh nhóm bêta-lactam (tức các penicillin và cephalosporin) phải tiếp xúc với vỏ (thành) tế bào vi khuẩn này để ức chế sự tổng hợp vỏ, vỏ không tổng hợp được để bảo vệ vi khuẩn, vi khuẩn sẽ tự nổ tung và chết.
Như vậy, điều kiện tiên quyết để sử dụng kháng sinh hiệu quả là kháng sinh phải tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, thậm chí vào bên trong tế bào vi khuẩn.
Đối với apxe và sang thương kín có mủ, do phản ứng tuần hoàn xuất phát từ hiện tượng viêm, ổ viêm nhiễm bị ứ máu, dịch rỉ viêm, đặc biệt là mủ làm nghẽn, không cho máu lưu thông từ các nơi đến nơi sang thương.
Kết quả là kháng sinh sau khi tiêm hoặc uống di chuyển trong hệ tuần hoàn không thể đến được ổ viêm, vào bên trong ổ viêm, tức phần giữa của mủ, để tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn. Nếu ổ viêm nhiễm không dẫn lưu mủ, làm sạch thì kháng sinh dùng không hiệu quả là vì thế. Bác sĩ nói như thế là rất đúng.
2 Nhiễm khuẩn chéo (cross infection) là hiện tượng mầm bệnh (vi khuẩn, siêu vi khuẩn ký sinh trùng...) lây nhiễm từ người này sang người kia do tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua dùng dụng cụ sinh hoạt, thậm chí do môi trường.
Nhiễm khuẩn loại này thường xảy ra ở bệnh viện được gọi là nhiễm khuẩn bệnh viện (khác với nhiễm khuẩn mắc phải ở cộng đồng), là sự lây nhiễm từ người bệnh mang mầm bệnh sang người bệnh khác trước đây chưa bị nhiễm nó và bị nhiễm chỉ vì do nằm viện. Chống nhiễm khuẩn chéo là công tác ngăn ngừa không cho nhiễm khuẩn chéo xảy ra.
Có nhiều biện pháp chống nhiễm khuẩn chéo, trong đó có dùng các chất sát khuẩn tẩy uế, thậm chí biết rửa tay đúng cách cũng là biện pháp chống nhiễm khuẩn chéo hiệu quả.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận