04/12/2024 05:49 GMT+7

Khán giả Mỹ không thèm đến rạp phim nữa, tại sao?

TÔ CƯỜNG
và 1 tác giả khác

Việc đến rạp phim một cách ngẫu hứng đang ngày càng giảm, đặc biệt kể từ sau khi đại dịch COVID-19 làm thay đổi toàn bộ hành vi của khán giả.

Nếu không phải bom tấn như Moana 2, Wicked thì khán giả không thèm đến rạp phim? - Ảnh 1.

Thống kê của Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ (MPA) ba năm vừa qua cho thấy ngành điện ảnh ngày càng phục hồi, tuy nhiên vẫn chưa thể đạt mức trước đại dịch - Ảnh: Shutterstock

Điều này không chỉ làm giảm lượng người xem phim mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của các rạp phim.

Trước đây, khán giả "ngẫu hứng" - những người chỉ đến rạp phim mà không có kế hoạch cụ thể và chọn xem những bộ phim bất kỳ - được xem là một nguồn thu quan trọng cho các rạp chiếu. 

Đây là nhóm đối tượng có thể tạo ra sự biến chuyển lớn trong doanh thu, góp phần duy trì sự đa dạng cho các bộ phim và đưa những tác phẩm điện ảnh đến gần hơn với công chúng.

Rạp phim gặp nhiều vấn đề sau đại dịch

Trong bài viết gần đây, báo The Los Angeles Times chỉ ra thực tế tình hình hiện nay không như mong đợi. 

Không chỉ thiếu vắng những bộ phim đủ sức hút, mà ngay cả khi có, chúng cũng không chiếu đủ lâu để khán giả có thể kịp phát hiện và lựa chọn xem phim.

Khán giả Mỹ không thèm đến rạp phim, nguyên nhân do đâu?  - Ảnh 2.

Wolfs, tựa phim có sự xuất hiện của hai tài tử hàng đầu Hollywood là Brad Pitt (trái) và George Clooney cũng không thoát khỏi việc phải rời rạp sớm để phục vụ người đăng ký Apple TV - Ảnh: Apple TV

Một phần nguyên nhân của hiện tượng này là do cuộc đua của những ông lớn ngành phát sóng trực tuyến như Netflix, Apple, Amazon...

Cụ thể, những phim không thuộc hàng bom tấn sẽ phải rời rạp sớm để phát sóng trên các nền tảng trên, khán giả vừa dễ tiếp cận hơn, vừa tránh được khoản phí dịch vụ đắt đỏ khi ra rạp.

Theo The Los Angeles Times, trước đại dịch các phim thường sẽ trụ rạp trung bình 80 ngày trước khi lên sóng màn ảnh nhỏ, giờ đây con số đó giảm xuống còn 30 - 32 ngày.

Trái ngược với nhóm khán giả "ngẫu hứng", những người đi xem phim đều đặn, với thói quen ghé rạp mỗi tuần, chỉ chiếm khoảng 12% - 15% tổng doanh thu phòng vé. 

Điều này đã và đang đẩy các rạp chiếu đối mặt với thách thức lớn trong việc duy trì doanh thu.

Những phim bom tấn như Wicked, Moana 2, Dune 2, Deadpool & Wolverine... vẫn thu hút lượng khán giả khổng lồ cho các rạp chiếu nhưng điều này không hề phản ánh toàn bộ bức tranh của nền điện ảnh - Ảnh: Warner Bros/Universal/Disney

Hơn nữa, dù các rạp chiếu đang cố gắng quay lại quỹ đạo bình thường sau cú sốc đại dịch COVID-19, nhưng doanh thu phòng vé toàn cầu vẫn chưa thể phục hồi như trước. 

Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, doanh thu phòng vé tại Mỹ thường xuyên vượt mốc 10 tỉ USD mỗi năm. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo năm nay con số này chỉ đạt khoảng 8,5 tỉ USD.

Một yếu tố quan trọng khác khiến tình hình càng thêm nghiêm trọng là sự thiếu hụt các bộ phim đa dạng thể loại. 

Những bộ phim có doanh thu phòng vé trung bình từ 50 - 100 triệu USD hiện đang trở nên ngày càng hiếm hoi. 

Khán giả Mỹ không thèm đến rạp phim, nguyên nhân do đâu?  - Ảnh 7.

It Ends With Us là một trong những phim tình cảm hiếm hoi thống trị phòng vé năm nay, tuy nhiên thành công này cũng đến từ công tác marketing hùng hậu của Sony - Ảnh: Sony

Các thể loại phim như chính kịch hay hài lãng mạn, vốn rất được ưa chuộng trong quá khứ, giờ đây gần như biến mất khỏi các màn ảnh lớn. 

Tất nhiên các nhà làm phim vẫn đều đặn sản xuất những thể loại này, tuy nhiên chúng sẽ không quảng bá rầm rộ như những phim hành động, bom tấn, có sự xuất hiện của các sao hạng A ra mắt thời điểm gần đây như Wicked; Moana 2...

Điều này khiến các phim chính kịch hay hài lãng mạn chỉ xuất hiện tại rạp trong khoảng thời gian ngắn ngủi sau đó sớm bị các "ông lớn" ngành phát sóng trực tuyến mua lại và đăng tải lên nền tảng của mình, khán giả cũng từ đó ít lựa chọn hơn khi tới các rạp chiếu. 

Tất cả những yếu tố này đang đẩy Hollywood vào tình thế khó khăn. 

Để duy trì sự sống động cho ngành công nghiệp điện ảnh, việc tìm lại sức hút của khán giả cũng như làm mới các thể loại phim là yêu cầu cấp thiết.

Nếu không có sự thay đổi mạnh mẽ, linh hoạt, các rạp chiếu có thể sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn lớn trong việc khôi phục doanh thu và sự quan tâm từ công chúng.

Nếu không phải bom tấn như Moana 2, Wicked thì khán giả không thèm đến rạp phim? - Ảnh 8.Phim Việt đắt đỏ, thu trăm tỉ chưa lãi

Kinh phí phim điện ảnh Việt ngày càng cao là do nhà làm phim muốn đầu tư hơn vào tác phẩm. Nhiều phim gần đây đầu tư trường quay, đạo cụ công phu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên