Khảo sát nhanh qua thăm dò trên Tuổi Trẻ Online, có hơn 95% (840 ý kiến) không đồng ý với dự thảo quy định này. Nhiều bạn đọc cho rằng cần tính toán kỹ quy định, chọn lọc đối tượng và cách thức thực hiện để tránh hình thức mà lại thêm thủ tục.
Khám sức khỏe định kỳ người lái xe: Rất sơ sài
Trong đó, ý kiến của bạn đọc Dang Duyz nhận được hơn 125 lượt bày tỏ đồng tình: "Thêm rắc rối cho hàng triệu người. Để có giấy phép lái xe ngoài việc học và thi lái còn phải có giấy khám sức khỏe (hiện nay khám sơ sài), giờ lại vẽ ra chuyện khám sức khỏe định kỳ nữa!".
Bạn đọc M. bày tỏ thêm: "Có tình trạng phổ biến là khám sức khỏe xin việc, thi bằng lái xe rất sơ sài. Bác sĩ thường chỉ đánh "đạt" mà không hề khám.
Nếu muốn có kết quả khám sức khỏe đáng tin cậy thì phải bỏ ra nhiều tiền để đến các bệnh viện uy tín, vốn khó khả thi với người thu nhập thấp".
Dẫn chứng cụ thể, bạn đọc Lão Hạc thông tin: "Ngay bản thân tôi để học và thi giấy phép lái xe ô tô hạng B2 thì giấy khám sức khỏe cũng do trường dạy lái tự làm, tôi chỉ cần nộp đủ tiền là đủ điều kiện làm hồ sơ.
Chứng tỏ ngay từ đầu vào đã không siết chặt kiểm tra, nay đặt ra khám sức khỏe định kỳ chỉ gây thêm rắc rối, tốn kém cho người dân và xã hội".
Bạn đọc Bùi Tấn Được đặt câu hỏi: "Bao lâu khám một lần và có đảm bảo sau khi khám đạt thì người lái xe vẫn còn đủ điều kiện sức khỏe không? Nếu người lái xe gây thiệt hại do không đủ sức khỏe, đơn vị khám sức khỏe có chịu trách nhiệm không?".
Chung nỗi băn khoăn, bạn đọc Lê Kim bày tỏ: "Tôi sẽ đồng ý với quy định này nhưng với một điều kiện: nếu có tai nạn giao thông liên quan đến sức khỏe của người lái xe thì cơ quan khám sức khỏe cho chủ thể của vụ tai nạn đó phải chịu trách nhiệm".
Trong khi đó, bạn đọc Tư Ếch chỉ ra những phiền hà nếu quy định trên được áp dụng: "Nay đi ra đường phải có bằng lái, giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, sau này nếu yêu cầu khám sức khỏe định kỳ thì phải mang theo giấy khám sức khỏe nữa hay sao? Còn nói tích hợp vô cơ sở dữ liệu dân cư thì liệu có làm nổi không, và tôi chỉ có cái điện thoại cùi bắp thì phải làm sao?".
Siết chặt khám sức khỏe định kỳ với tài xế
ô tô, người cao tuổi?
Theo bạn đọc SG: "Trước mắt chỉ nên áp dụng với tài xế ô tô con, xe tải, xe khách, còn người lái xe máy cần phải có thêm nhiều ý kiến chuyên môn. Tuy nhiên, nếu có điều kiện để tầm soát sức khỏe vẫn tốt, qua đó có thể phòng ngừa được bệnh tật cho bản thân".
Và bạn đọc Thanh Hiếu có ý kiến: "Khám sức khỏe định kỳ tài xế kinh doanh vận tải và người lái xe cao tuổi thôi". "Nên giới hạn độ tuổi người lái xe, chứ đi ngoài đường thấy những người lớn tuổi chạy xe máy cũng nguy hiểm" - bạn đọc N.Cường đề xuất.
Qua quan sát thực tế, bạn đọc Ngô Tuấn Hiển phân tích: "Bản thân các tài xế xe dịch vụ đều phải khám sức khỏe định kỳ khi đổi bằng lái, thế nhưng có trường hợp vẫn bị đột quỵ khi đang lái xe.
Việc quy định khám sức khỏe của người lái xe chỉ là giúp cảnh báo, chứ không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ. Chỉ người lái xe mới ý thức được tình trạng sức khỏe của họ, vậy nên chỉ khuyến khích chứ không nên áp đặt thêm thủ tục".
"Việc khám sức khỏe lái xe thì nên khám khi bắt đầu học thi, cấp đổi giấy phép lái xe. Định kỳ tổ chức kiểm tra sức khỏe lái xe các doanh nghiệp vận tải hàng hóa, hành khách (xem có sử dụng chất kích thích...), chứ khám sức khỏe người lái xe máy làm gì" - bạn đọc 2lua góp ý.
Cuối cùng, bạn đọc Nguyên đề nghị: "Phần lớn tai nạn là do người lái xe chạy ẩu và hạ tầng giao thông chưa hợp lý, chưa đảm bảo an toàn. Trước hết phải siết lại việc dạy lái xe, đặc biệt là đưa môn đạo đức lái xe vào chương trình dạy lái xe bắt buộc".
Thăm dò ý kiến
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang lấy ý kiến có quy định người điều khiển xe cơ giới phải khám sức khỏe định kỳ, bao gồm cả người lái mô tô, xe máy. Ý kiến của bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận