Ngay tại phòng sinh hoạt chung trên tàu, trước gần 40 nhà nghiên cứu và khách mời của hai nước, tiến sĩ Dmitry L.Aminin - trưởng đoàn thám hiểm trên tàu “Viện sĩ” Oparin - giới thiệu tàu này được hạ thủy năm 1985, được thiết kế như một tàu phá băng và có khả năng chịu đựng sóng gió mọi cấp độ.
Tàu dài hơn 75m, rộng gần 15m, mớn nước lớn nhất 4,7m, trọng lượng tịnh 2.600 tấn, động cơ diezen 3.500 mã lực... Tàu được thiết kế riêng cho việc nghiên cứu khoa học về đại dương, giống như một viện thí nghiệm lưu động trên biển. Tàu hoạt động liên tục nhiều tháng liền trên biển, có lúc một năm hoạt động liên tục đến 11 tháng.
Tiến sĩ Aminin bày tỏ rằng ông và 22 nhà khoa học của Viện Hóa sinh hữu cơ Thái Bình Dương và Viện Sinh học biển thuộc Phân viện Viễn Đông của Viện hàn lâm Khoa học Nga rất hạnh phúc có mặt tại Việt Nam để cùng với 12 nhà khoa học của năm viện thuộc Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện chuyến nghiên cứu về biển Việt Nam trong vòng gần 2 tháng.
“Chúng ta sẽ giải mã được nhiều bí ẩn của thực vật, động vật, quần xã san hô và sự đa dạng sinh học của biển Việt Nam qua chuyến khảo sát, nghiên cứu chung này”, ông Aminin tin tưởng.
Giáo sư, tiến sĩ Châu Văn Minh - viện trưởng Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam - cám ơn tàu “Viện sĩ Oparin” cùng các nhà khoa học Nga đã đến Việt Nam lần thứ tư để cùng khảo sát, nghiên cứu chung về biển và đại dương tại Việt Nam, nhằm điều tra toàn diện về đa dạng sinh học, sinh hóa của biển Đông; góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ông gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả thủy thủ đoàn và các nhà khoa học đã cống hiến công việc của họ để tham gia cuộc thám hiểm dưới mọi hình thức.
Ngay sau đó, các đại biểu được mời đi tham quan các phòng thí nghiệm chuyên môn hóa học, hóa sinh, thủy sinh, vi sinh, labo trung tâm, khu nuôi chuột bạch làm thí nghiệm, phòng ăn, phòng ở của các thành viên trên tàu…
Theo kế hoạch, ngày 2-5, tàu sẽ rời cảng Nha Trang để chính thức bước vào chuyến thám hiểm chung ở vùng biển Việt Nam.
Phóng to |
Tàu “Viện sĩ Oparin” cập cảng Nha Trang sáng 29-4, chuẩn bị cho chuyến thám hiểm biển Việt Nam chung giữa các nhà khoa học Nga và Việt Nam kéo dài gần 2 tháng |
Phóng to |
Tiến sĩ Dmitry L.Aminin, trưởng đoàn thám hiểm, giới thiệu về tàu “Viện sĩ Oparin” và kế hoạch thám hiểm chung tại biển Việt Nam |
Phóng to |
Các nhà khoa học Nga trong căn phòng sinh hoạt chung, được ví là “hội trường” của tàu “Viện sĩ Oparin” |
Phóng to |
Trong phòng nghiên cứu hóa sinh của tàu |
Phóng to |
Bữa ăn nhẹ được đoàn nghiên cứu Nga trên tàu “Viện sĩ Oparin” mời các khách mời vào trưa ngày 30-4 |
Phóng to |
Phòng bếp trên tàu |
Phóng to |
Các nhà khoa học trẻ bên trong phòng ngủ trên tàu. Mỗi phòng ngủ có một giường tầng dành cho hai người, một ghế soopha, bồn rửa mặt, tủ áo quần và tư trang… |
Phóng to |
Phòng nuôi hàng trăm con chuột bạch dành cho các thí nghiệm trên động vật của tàu “Viện sĩ Oparin” |
Phóng to |
Một trong rất nhiều thiết bị dành cho các cuộc thí nghiệm ở labo trung tâm tàu |
Phóng to |
Các nhà khoa học Nga và Việt Nam trao đổi trên lối đi giữa các phòng thí nghiệm trên tàu |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận