18/03/2018 20:50 GMT+7

Khám phá cơ chế kích hoạt cái chết để giúp trường sinh?

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - "Cái chết xảy ra như thế nào? Nó bắt đầu từ đâu? Cái gì kích hoạt nó? Và khi nào thì điều đó xảy ra hoặc kết thúc?", giáo sư David Gems đặt vấn đề.

Cái chết ở loài giun C. elegans - Nguồn: YOUTUBE

Ở người, chết là khi tim ngừng đập hoặc não không hoạt động rồi sau đó vài tiếng, đến trạng thái có tên cứng tử thi, khiến cơ thể cứng lại trước khi mềm nhũn.

Nhưng đối với loài giun tròn Caenorhabditis elegans (C. elegans), thần chết khắt khe với nó ngay từ lúc chúng còn sống. 

Cái chết của loài sinh vật đa bào có chiều dài chưa tới 1mm này đã được quan sát trong nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học College London (UCL).

Họ kỳ vọng công trình mới sẽ đóng góp thêm những nhận thức mới mẻ về cái chết ở loài người, về việc các tế bào đã bị lão hóa và lụi tàn như thế nào.

"Việc chết tế bào đã được nghiên cứu rộng rãi từ lâu, nhưng cái chết của toàn bộ cá thể sống dường như vẫn chưa được làm rõ. Cái chết xảy ra như thế nào? Nó bắt đầu từ đâu? Cái gì kích hoạt nó? Và khi nào thì điều đó xảy ra hoặc kết thúc?", giáo sư David Gems đặt vấn đề.

Khám phá cơ chế kích hoạt cái chết để giúp trường sinh? - Ảnh 2.

Cái chết lan nhanh bên trong cơ thể con giun - Ảnh chụp màn hình

Một quá trình hiểu nôm na là hoại tử tế bào đã gây ra cái chết của loài giun C. elegans ngay trong lúc chúng vẫn còn sống.

Bắt đầu từ các cơ bắp, những tế bào chết kéo theo những kẻ gần nó bằng cách phóng ra chất canxi. Điều này dẫn tới trạng thái cứng tử thi như ở người. Cái chết sau đó lan đến ruột.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Evgeniy Galimov cho biết đã sử dụng huỳnh quang để "nhìn thấy" cái chết ở loài giun C. elegans. 

"Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là sự chết kéo đến loài giun C. elegans ngay cả khi chúng còn sống. Cái chết của chúng không xuất phát từ chứng suy tuần hoàn như ở các loài động vật có vú", ông Galimov cho biết.

Công trình của tiến sĩ Galimov cho thấy những suy giảm ở tuổi già có liên quan đến việc tế bào không đủ khả năng tạo ra năng lượng ở dạng ATP - phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng. Nếu không có ATP, các tế bào sẽ không thể giữ canxi, khiến nó tràn ra ngoài và khởi đầu quá trình tự diệt.

"Việc khám phá ra trạng thái cứng tử thi ở giun rất thú vị. Nó có thể sẽ hữu ích trong tương lai khi chúng ta ngăn chặn được cái chết ở con người", giáo sư Gems lạc quan.

Giải mã cánh cổng xuống địa ngục tại Thổ Nhĩ Kỳ

TTO - Tại Thổ Nhĩ Kỳ có một cánh cổng mà bất cứ sinh vật nào đi vào cũng sẽ chết. Người ta gọi đây là cổng xuống địa ngục. Vì sao có hiện tượng này?

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên