Nguồn: Internet
Nhân viên Bartender là ai?
Nếu là những người am hiểu về lĩnh vực cafe thì nhân viên chính là nghệ nhân biểu diễn kỹ thuật pha chế các loại thức uống có cồn, tiêu biểu như Cocktail, Mocktail,... Bên cạnh đó, Bartender còn am hiểu đa dạng các kiến thức về lựa chọn, phân loại, bảo quản và sơ chế các loại nguyên liệu pha chế rượu như hoa quả, thảo mộc. Đặc biệt, kỹ năng nổi trội nhất của một Bartender thực thụ đó là biểu diễn pha chế (Flair Bartending) với bình Shaker.
Nhân viên pha chế Bartender là gì? - Nguồn: Internet
Môi trường làm việc của nhân viên Bartender chủ yếu là trong các quầy Bar tại những quán Bar, Club hoặc Pub,... Vì môi trường làm việc đặc thù nên bên cạnh việc am hiểu về chuyên môn thì Bartender còn phải trang bị nhiều khác như: thấu hiểu tâm lý khách hàng, giao tiếp khéo léo, tư vấn, lựa chọn đồ uống cho khách hàng phù hợp,...
Bartender và Barista có giống nhau không?
Mặc dù đều mang ý nghĩa chung là pha chế nhưng hai thuật ngữ Bartender và Barista lại đề cập đến hai lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:
Công việc của Bartender chủ yếu là sáng tạo đồ uống từ cồn với một số nguyên liệu phổ biến như rượu vang, bia, rượu mạnh,... để pha chế thành cocktail, mocktail. Ngoài ra, họ còn pha chế thức uống có cồn kết hợp với nước trái cây, nước ngọt có gas. Trong khi đó, Barista chủ yếu pha các loại thức uống với nguyên liệu từ cafe, cacao. Thành phẩm của họ là những ly cafe thơm ngon, lấy cảm hứng từ nhiều hương vị cafe trên thế giới.
Điểm khác nhau cơ bản giữa nghề Bartender và Barista - Nguồn: Internet
Xét về tính nghệ thuật, nghề Bartender đòi hỏi sự sáng tạo, mới lạ để tạo nên những ly cocktail vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt. Đồng thời, họ cần thể hiện được phong cách pha chế với những màn biểu diễn tung hứng khéo léo tại quầy pha chế. Trong khi đó, nghề Barista chủ yếu sử dụng hình vẽ để trang trí đồ uống. Nghệ thuật tạo hình trên thức uống được các Barista khắc họa một cách khéo léo, tỉ mỉ.
Mô tả công việc của nhân viên Bartender
Bảng mô tả công việc của nhân viên Bartender cụ thể như sau:
Chuẩn bị các nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế
● Tiếp nhận và kiểm tra chất lượng các loại nguyên liệu pha chế như: rượu, hoa quả, syrup,…
● Đảm bảo số lượng nguyên liệu tiếp nhận đủ để phục vụ cho khách hàng trong ca làm việc.
● Xếp đá viên vào thùng chứa.
● Vệ sinh sạch sẽ các loại dụng cụ pha chế cũng như khu vực quầy Bar.
● Kiểm tra kỹ lưỡng các loại thiết bị pha chế chuyên dụng, đảm bảo chúng hoạt động tốt.
● Gọt, cắt tỉa hoa quả trang trí cho các loại thức uống.
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu pha chế - Nguồn: Internet
Pha chế các loại thức uống theo yêu cầu của khách hàng
● Nhận thông tin order từ nhân viên phục vụ và tiến hành pha chế thức uống theo yêu cầu của khách hàng.
● Đảm bảo các loại thức uống được pha chế theo đúng công thức, đúng yêu cầu của người thưởng thức.
● Khi thực hiện các kỹ năng biểu diễn pha chế trong quầy Bar, nhân viên Bartender cần đảm bảo quy trình biểu diễn hoàn hảo, không làm ảnh hưởng đến khách hàng.
● Trang trí, sáng tạo các loại thức uống đẹp mắt, thu hút.
● Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng đồ uống trước khi phục vụ khách hàng.
Pha chế và trình bày thức uống đẹp mắt - Nguồn: Internet
Tư vấn, xử lý những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng
● Giới thiệu đến khách hàng những loại thức uống ngon, thức uống "best seller" mà nhà hàng – khách sạn hiện đang phục vụ.
● Tư vấn cho khách những loại thức uống phù hợp với sở thích.
● Giới thiệu chi tiết cho khách hàng những loại nguyên liệu được dùng để pha chế loại đồ uống mà khách hàng lựa chọn.
● Xử lý, giải quyết những vấn đề phàn nàn của khách hàng.
Bảo quản các nguyên liệu, dụng cụ pha chế
● Các nguyên liệu pha chế đồ uống cần được bảo quản đúng nhiệt độ cũng như môi trường phù hợp.
● Rửa sạch các dụng cụ, thiết bị đã sử dụng để pha chế vào cuối ca làm việc, sắp xếp vào vị trí phù hợp.
● Khi phát hiện bất kỳ hư hỏng nào của thiết bị, dụng cụ pha chế phải báo ngay với Bar trưởng để kịp thời giải quyết.
Một số công việc khác
● Lên ý tưởng menu các loại thức uống mới cho nhà hàng – khách sạn.
● Tham gia các khóa đào tạo pha chế để nâng cao kỹ năng cũng như tay nghề pha chế.
● Đề xuất ý tưởng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến kỹ thuật pha chế thức uống.
● Phối hợp với nhân viên phục vụ, quản lý, bar trưởng xử lý các vấn đề rắc rối với khách hàng.
● Thực hiện những nhiệm vụ khác khi được quản lý yêu cầu.
(còn tiếp)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận