11/03/2020 09:08 GMT+7

Khám COVID-19 ở Anh: đến lấy thuốc rồi về!

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Giới y tế châu Âu, Mỹ coi COVID-19 như cúm mùa thông thường nên không tập trung nguồn lực tìm từng ca bệnh, chủ yếu cách ly tại nhà. Vì vậy, có nhiều người không có biểu hiện bệnh nhưng có mang virus.

Khám COVID-19 ở Anh: đến lấy thuốc rồi về! - Ảnh 1.

Cửa hàng quảng cáo tặng dịch vụ rửa tay phòng dịch miễn phí cho khách hàng ở Liverpool (Anh) ngày 10-3 - Ảnh: Reuters

Ngày 10-3, Việt Nam ghi nhận thêm 3 bệnh nhân COVID-19, trong đó 2 là người Việt Nam, còn lại là nam giới người Anh, đến Việt Nam ngày 2-3 trên chuyến bay VN0054. 

Hai người Việt là N.T.T. - 24 tuổi, sống ở London (Anh) và một phụ nữ 51 tuổi, đi Mỹ ngày 22-2 (có quá cảnh Hàn Quốc), quay về Việt Nam ngày 29-2 (quá cảnh sân bay Doha, Qatar).

Về bệnh nhân N.T.T. - người thuê máy bay riêng về VN ngày 9-3 dù có dấu hiệu nghi nhiễm ở Anh nhưng bệnh viện tại đây không xét nghiệm, vì sao?

Trao đổi với Tuổi Trẻ về hành trình của bệnh nhân N.T.T., chuyên gia y khoa đang tham gia chẩn đoán, điều trị ca bệnh này cho hay tháng 2 vừa qua T. đã đi dự tuần lễ thời trang tại Milan (Ý). Vào ngày 27-2, T. có đi chơi cùng nhóm bạn và bệnh nhân số 17 là N.H.N..

Ngày 2-3, T. bắt đầu có ho, không sốt. T. có đến bệnh viện tại Anh khám và được kê đơn thuốc về nhà điều trị. Ngày 7-3, khi biết tin N.H.N. trở thành bệnh nhân số 17, T. lại đến bệnh viện ở Anh khám và cũng được kê đơn thuốc cho về nhà tự cách ly mà không được xét nghiệm, chẩn đoán như tại Việt Nam đang làm.

Có thể có rất nhiều bệnh nhân có virus trong người như T. nhưng không được xét nghiệm để phát hiện tại châu Âu. Những người này là nguồn lây. 11 người Anh và Ireland đi chuyến bay VN0054 đến Việt Nam rạng sáng 2-3 có thể là một ví dụ. Chỉ 5 ngày sau khi rời Anh đến Việt Nam du lịch, họ được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nguy cơ lây nhiễm trên máy bay là ở hàng ghế liền trước và liền sau nhưng trong chuyến bay VN0054 kể trên, một nửa số khách khoang thương gia bị nhiễm virus SARS-CoV-2, 1 người ở khoang thường. 

Điều đó cho thấy nguồn lây là rộng hơn, không thể chỉ từ 2 người Việt Nam ngồi hàng ghế số 5 (5A và 5K). Như vậy, bệnh nhân có thể đã nhiễm virus từ Anh (hoặc khu vực châu Âu) mà không được chẩn đoán, phát hiện từ trước.

Theo ông Đỗ Tuấn Đạt - giám đốc Công ty Văcxin và sinh phẩm số 1, thuộc Bộ Y tế, quan điểm và chính sách chống dịch ở châu Âu, Mỹ có điểm khác với châu Á. 

Giới y tế châu Âu, Mỹ coi căn bệnh này tương tự như cúm mùa thông thường, không tập trung nguồn lực tìm từng ca bệnh, chủ yếu cách ly tại nhà. Vì vậy, số mắc gia tăng nhanh và có nhiều người không có biểu hiện bệnh nhưng có mang virus.

Thông điệp nghẹn ngào của bác sĩ Ý giữa Thông điệp nghẹn ngào của bác sĩ Ý giữa 'sóng thần' COVID-19

TTO - Bảng tên của các bệnh nhân, vốn có những màu sắc khác nhau tùy theo đơn vị điều trị cho họ, giờ toàn là màu đỏ, và trên đó tất cả các chẩn đoán đều giống nhau một cách tồi tệ: viêm phổi kẽ hai bên.

LAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên