Phóng to |
Một bệnh nhân được khám nội soi mũi, sau đó hình ảnh chẩn đoán sẽ được đưa vào bệnh án online |
Thay sổ khám bệnh bằng thẻ đọc mã vạch
Tại quầy tiếp tân, chúng tôi được chỉ dẫn cách khám bệnh thật cụ thể. Bệnh nhân, nếu là lần đầu tiên đến khám, chỉ cần khai rõ họ, tên, địa chỉ, e-mail, bệnh lý mãn tính (nếu có). Sau khi dữ liệu bệnh nhân được nhập vào máy tính, máy sẽ tự động in thẻ khám bệnh có kèm mã vạch của bệnh nhân. Những lần khám sau, bệnh nhân chỉ việc trình thẻ mà không cần phải khai lại.
Y tá trưởng Dương Thị Thúy Hường cho biết: Sau khi bệnh nhân đăng ký, tên của bệnh nhân sẽ được đưa lên mạng ở chế độ chờ khám. Bệnh nhân không phải mang theo sổ khám bệnh, nộp sổ theo thứ tự hay lấy số chờ đợi. Còn bác sĩ khám thì biết được có bao nhiêu bệnh nhân đang chờ mình ở ngoài. Đối với những bệnh nhân phải khám nhiều loại bệnh cũng không cần phải cầm thêm các giấy tờ như phiếu xét nghiệm, kết quả khám tai - mũi-họng... mà máy tính đã tự động chuyển kết quả cho những bộ phận khám kế tiếp.
Bệnh án online
Theo dõi bệnh từ xa “Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp, chúng tôi có thể theo dõi bệnh từ xa”, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho biết. Theo đó, bệnh viện cho bệnh nhân đeo máy theo dõi bệnh, máy sẽ tự động gửi thông số bệnh về cho bác sĩ điều trị. Máy có hệ thống riêng sẽ báo cấp cứu khi bệnh nhân gặp nguy kịch. Tuy nhiên, An Khang Clinic mới chỉ có phần cứng của chương trình theo dõi bệnh từ xa và chưa hoàn thành xong phần mềm điều trị này. “Chúng tôi hy vọng sẽ sớm hoàn thành phần mềm này để có thể theo dõi bệnh cho bệnh nhân 24/24 giờ” - bác sĩ Dũng cho biết. |
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc An Khang Clinic, cho biết: Những chẩn đoán hình ảnh đưa lên mạng như điện tâm đồ, phim chụp X-quang, kết quả xét nghiệm... sẽ giúp người bệnh có thể khám ở các phòng khám khác, khám ở nước ngoài hoặc hội chẩn quốc tế mà không cần phải lặp lại các thao tác cũ khi thời gian nằm trong khoảng cho phép.
Mặt khác, bệnh án online này cũng giúp những bác sĩ khác theo dõi được quá trình điều trị, các bệnh mãn tính của bệnh nhân để có hướng điều trị đúng. “Bệnh nhân dù ở bất cứ đâu cũng có thể lên mạng Internet để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và làm theo các lời khuyên của thầy thuốc” - bác sĩ Dũng nói.
Toa thuốc thông minh
Để đưa được những chẩn đoán hình ảnh lên mạng, mỗi phòng khám và điều trị đều có những trang thiết bị gắn với máy tính, có điều dưỡng cập nhật dữ liệu và đưa lên mạng. Khi khám bệnh, những hình ảnh về khám bệnh được phóng to, cận cảnh lên màn hình để bác sĩ và bệnh nhân cùng theo dõi và biết được tình trạng bệnh. Bác sĩ Đào Thị Ngọc Anh cho biết: “Khám ngoại khoa cũng như nội khoa, đặc biệt là khám nội soi, nếu có phương tiện và trang thiết bị hỗ trợ, sai số trong chẩn đoán hình ảnh là rất thấp”.
Cũng theo bác sĩ Ngọc Anh, hoàn thành xong phần chẩn đoán, bác sĩ sẽ ra toa thuốc. Toa thuốc ở đây khác những toa thuốc nơi khác là “toa thuốc thông minh”: Toa thuốc này không cần đánh tên và hàm lượng thuốc, chỉ cần cho số lượng và liều dùng. Toa thuốc sẽ có thêm phần tương tác thuốc. Nếu những loại thuốc bác sĩ cho có tác dụng gần giống với nhau, toa sẽ hiển thị đánh dấu vàng; nếu là những loại thuốc không dùng được với nhau thì toa sẽ không cho phép hiển thị và ghi rõ tác dụng phụ của thuốc, hướng dẫn cho bệnh nhân ăn uống đúng chỉ định. Mặt khác, toa thuốc cũng hiển thị luôn số tiền cần thanh toán, nếu vượt ngưỡng tài chính cho phép, bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ đổi những loại thuốc tương đương; sau đó toa sẽ tự động được chuyển xuống nhà thuốc...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận