03/07/2021 07:05 GMT+7

Khai thác công nghệ, chống dịch bớt vất vả

LÃ HÙNG
LÃ HÙNG

TTO - Các địa phương thiếu trao đổi thông tin chung với nhau về các ca nhiễm COVID-19 dẫn đến việc Đà Nẵng, Phú Yên không có thông tin về ca bệnh 12190, không khoanh vùng xử lý kịp thời, tôi cảm thấy rất đáng tiếc.

Khai thác công nghệ, chống dịch bớt vất vả - Ảnh 1.

Ứng dụng công nghệ Bluezone phát hiện sớm, truy vết, khai báo y tế... được nhiều người sử dụng - Ảnh: MINH ANH

Nhìn lại việc chống dịch của chúng ta, tôi thấy rõ ràng chúng ta đang thiếu một công cụ quan trọng làm xương sống kết nối cho tất cả các hoạt động chống dịch. Đó là một công cụ công nghệ thông tin để thu thập, tích hợp, phân tích các dữ liệu, trao đổi, cập nhật thông tin, thậm chí là để điều hành, quản lý công tác chống dịch hiệu quả.

Hiện chúng ta đã có khá nhiều ứng dụng khai báo y tế (KBYT) như: tờ khai y tế, NCOVI, Bluezone... ứng dụng của Đà Nẵng, TP.HCM nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở mức thu thập thông tin khai báo chung chung và mang tính cục bộ, thậm chí chỉ mang tính hình thức.

Tôi đề nghị: Chính phủ giao cho các bộ ngành, tỉnh thành phối hợp nhau xây dựng một ứng dụng có thể tích hợp thông tin hữu ích của các ứng dụng đang có sẵn, tăng thêm một số tiêu chí cần thu thập để bảo đảm xác minh chính xác nhân thân người khai báo. Hoặc chọn một trong các ứng dụng hiện hữu nâng cấp bổ sung thêm các chức năng cần thiết, đảm bảo các tiêu chí, dễ tiếp nhận, dễ sử dụng, thu thập thông tin chính xác, đầy đủ nhất, thuận tiện nhất, nhanh chóng nhất.

Các chức năng chính của ứng dụng này thu thập được thông tin cá nhân (có thể thêm thông tin về hoàn cảnh kinh tế, nghề nghiệp), thông tin dịch tễ, thông tin dịch chuyển (thu thập tại các địa điểm có yêu cầu KBYT). Khi có thông tin về một F0, chương trình phải liên kết được các tiếp xúc của người đó trong khoảng thời gian xác định để thống kê có bao nhiêu F1, F2 một cách gần chính xác, sau đó qua điều tra dịch tễ bổ sung sẽ hoàn thiện danh sách chính xác hơn, cập nhật vào hệ thống. Tất cả các thông tin được tập trung về kho dữ liệu chung để tra cứu.

Có ứng dụng này, công dân phải KBYT thường xuyên. Tạo mã QR code để người dân quét, đăng nhập, tạo tài khoản để cập nhật thông tin và tra cứu khi cần. Ứng dụng có thể cảnh báo cho người dùng biết họ đã có tiếp xúc với những ca F0, F1, hướng dẫn những việc cần làm: liên hệ y tế gần nơi ở, khai báo, xét nghiệm; có chức năng thông báo các thông tin khẩn cấp. 

Đồng thời có thể thống kê, cập nhật số liệu các ca Fn theo từng địa phương, từng địa bàn tùy theo nhu cầu tra cứu; cập nhật kết quả xét nghiệm, tiêm ngừa (kể cả phản ứng sau tiêm). Với trình độ và khả năng hiện nay của các công ty công nghệ Việt Nam, tôi tin tưởng chỉ trong vòng vài ngày họ có thể tạo ra công cụ như thế để cùng chống dịch hiệu quả hơn.

Trực tuyến: Giải pháp công nghệ trong mùa dịch Trực tuyến: Giải pháp công nghệ trong mùa dịch

Công nghệ tổ chức các sự kiện trực tuyến đang trở thành xu hướng trên thế giới và Việt Nam trong suốt 4 đợt dịch COVID-19 vừa qua. Vậy các chương trình trực tuyến nên làm gì để mang lại hiệu quả là vấn đề mà nhiều đơn vị quan tâm.

LÃ HÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên