Không phải do tình trạng khai thác cát trong phạm vi TP. Cần Thơ gây nên mà do tác động dây chuyền từ thượng nguồn ở Châu Đốc, Tân Châu (An Giang). Khai thác cát không chỉ gây sạt lở tại chỗ mà tác động dây chuyền kéo dài đến cả trăm cây số về phía hạ du, không chỉ trên dòng chính mà cả dòng nhánh. Khai thác cát làm thay đổi địa hình đáy sông, gây thay đổi dòng chảy.
Khoảng 7 - 8 năm nay lượng phù sa thô nằm ở tầng đáy mà chúng ta gọi là cát và khai thác nó phục vụ xây dựng không về đồng bằng nữa.
Bên cạnh lượng phù sa giảm là sự khai thác cát quá mức làm cho đáy sông bị biến dạng; tác động dây chuyền đến dòng chảy. Khi dòng chảy của nước đang ổn định mà bị sự tác động bất thường nào đó nó sẽ bị biến đổi. Quán tính của nước tới chỗ địa hình đáy sông thay đổi thì dòng nước bị lệch và không thể “nắn” lại liền được, nhất là với các dòng sông lớn.
Khai thác cát quá mức không chỉ dẫn đến tình trạng mất cân bằng phù sa đáy, khiến tình trạng sạt lở diễn ra phổ biến mà còn khiến tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận